Niềm vui đón con chào đời chưa được bao lâu, sản phụ phải cắt bỏ tứ chi vì áp xe vú (tắc ti sữa). Một người khỏe mạnh, bỗng chốc trở nên tàn phế, chẳng có nỗi đau nào bằng. Đó chính là câu chuyện của chị Dương Thị Thắm (26 tuổi) ở Bình Phước (31/1/2018)
Sản phụ mới sinh cắt bỏ tứ chi vì áp xe vú
Theo thông tin từ phía gia đình, vào giữa tháng 11/2018, chị Dương Thị Thắm vừa sinh con trai đầu lòng khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi bé được 15 ngày tuổi thì chị bị mất sữa, hai bầu ngực cương cứng nên gia đình đưa lên một BV ở Bình Dương điều trị. sau đó, chị được chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy vì sức khỏe yếu, tuyến vú đang bị nhiễm trùng nặng. Điều trị hơn 10 ngày, bác sĩ Huỳnh Minh Triều, khoa Chấn thương chỉnh hình thông báo: “Chị bị áp xe ngực khá nặng, đang có dấu hiệu hoại tử. Để giữ mạng sống, cần phải cắt bỏ tứ chi”.
Anh Trần Văn Tài (26 tuổi, quê Bình Dương) nhìn vợ nằm liệt trên giường bệnh mà không khỏi xót xa. Anh kể, hai vợ chồng lấy nhau thì chị Thắm mang thai nhưng sức khỏe yếu nên anh nghỉ nghề quảng cáo chuyển sang mở một tiệm dán keo điện thoại để có thời gian chăm sóc vợ. Đến lúc chuyển da, chị sinh được một bé trai kháu khỉnh, nặng 3,5 kg, sức khỏe của chị vẫn khỏe mạnh.
Nhưng sau sinh được khỏe 10 ngày, chị bị tắc tia sữa, dù đã cố gắng hút sữa, chườm ấm, nhưng vẫn không đỡ, Một bên ngực chị cương đau nhức. Đến ngày thứ 3, chị Thắm bắt đầu có dấu hiệu bị sốt cao, lạnh. Gia đình đã đưa chị đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ngay trong đêm, nhưng do bệnh tình có chuyển biến xấu nên người nhà đã chuyển sang Bệnh viện quốc tế Becamex Bình Dương.
Tại đây các bác sĩ kết thông báo chị bị nhiễm trùng máu và khuyên anh Tài nên chuyển tiếp lên Bệnh viện công tuyến trên vì chi phí ở Bệnh viên quốc tế khá quá đắt đỏ trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ xác định chị bị sốc nhiễm trùng máu khá nặng nặng dẫn tới suy tim, suy thận và huyết áp tụt. Điều trị được 10 ngày, trong quá trình lọc máu, tay, chân chị xuất hiện vết thâm, bắt đầu hoại tử dần.
Đứng trước quyết định lớn liên quan đến sinh mạng của vợ mình, anh Tài cảm thấy choáng váng. Nhưng thật bất ngờ, chị Thắm vẫn bình tĩnh yêu cầu cắt bỏ tứ chi giữ mạng sống để còn nhìn mặt con.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, sức khỏe của chị Thắm dẫn được ổn định. Chị chỉ mong mau sớm được về nhà để gặp mặt con. Thán phục cho tinh thần can đảm của chị nhưng thật tiếc khi để dẫn đến biến chứng phải cắt bỏ tứ chi chỉ vì tắc tuyến sữa. Vậy tắc tuyến sữa (áp xe vú) có nguy hiểm như vậy không?
Tắc ti sữa có nguy hiểm không?
Cũng theo BS Dung – Khoa chỉnh hình, người điều trị cho chị Thắm cho biết: ” 6 tháng đầu, em bé còn nhỏ nên chưa bú nhiều. Nếu sữa cương, trẻ không bú hết, các mẹ hãy vắt ra và để sữa vào trong ngăn đông tủ lạnh. Sữa trữ đúng cách có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Nếu không có chỗ trữ sữa thì vắt đổ, không nên để sữa bị cương.
“Số sản phụ bị áp xe vú (tắc ti sữa) khá phổ biến, nhưng dẫn đến biến chứng phải cắt bỏ tứ chi là khá ít. Khi bị tắc ti sữa sẽ làm cho bầu ngực của mẹ bị đau, sữa mất đi thôi. Chúng tôi khuyên các sản phụ sau khi sinh không nên nằm một chỗ dễ khuyến huyết khối tĩnh mạch cao dẫn đến nhiễm trùng, tắc mạch tứ chi, hoại tử. Sau sinh cơ thể mẹ bầu khá yếu, để tránh tổn thương huyết mạch, các chị em nên bảo vệ đôi chân của mình, mang vớ. Ngoài ra, cần phải vệ sinh núm vú thường xuyên, tắm rửa sạch sẽ, đi lại vận động, hạn chế nằm than.”
Hiện tại chi phí điều trị phẫu thuật của chị Thắm lên đến 500 triệu. Nhưng gia đình khá khó khăn, cần những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ.