Xoắn tinh hoàn ở trẻ là gì, có nguy hiểm không? Đây là một bệnh khó nhận biết ở các bé nam, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cắt tinh hoàn, vô sinh về sau. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết sau đây.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ là gì?
Khi trẻ mới chào đời, hai tinh hoàn được dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh. Khi thừng tinh bị xoắn dẫn đến tắc nghẽn mạch hoặc làm giảm lượng máu nuôi tinh hoàn. Hiện tượng này gọi là xoắn tinh hoàn.
Biểu hiện của xoắn tinh hoàn ở trẻ
Khi trẻ mắc phải triệu chứng xoắn tinh hoàn sẽ có các biểu hiện sau đây:
+ Nóng sốt cao: Trẻ sẽ sốt liên tục trên 39 độ, sốt nhiều ngày kèm theo co giật.
+ Chán ăn, quấy khóc: Do các cơn đau dai dẳng khiến trẻ biếng ăn, da dẻ xanh xao dẫn đến suy nhược cơ thể nên thường xuyên quấy khóc.
+ Sưng đau tinh hoàn: Khi tinh hoàn bị xoắn trẻ sẽ có cảm giác đau buốt, nổi u cục sờ vào thấy sần rắn. Nếu bố mẹ vô tình chạm vào hoặc thay đổi tư thế ngồi sẽ làm trẻ đau. Đau theo từng cơn, âm ỉ, lan rộng ra vùng bụng và xuống đùi.
Ngoài ra, bố mẹ sẽ thấy trẻ nổi đỏ, nhăn nheo, chảy xệ xuống ở vùng da bìu. Những lần đau đột ngột khiến rẻ có cảm giác buồn nôn, đau kéo dài ở bụng, háng và 2 bẹn. Vị trí của tinh hoàn không đều nhau, có thể ngược lên trên theo hướng của thừng tinh. Nhiều người còn lầm tưởng giữ thoát vị bẹn với xoắn tinh hòa vì 2 bệnh này cũng có biểu hiện là sưng tinh hoàn. Vì vậy, khi thấy tinh hoàn của trẻ có dấu hiệu bất thường như sưng tấy, trẻ hay khóc hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ có nguy hiểm không?
Xoắn tinh hoàn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau đơn. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời để điều trị sẽ dẫn đến teo tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, hoại tử nhiều khi phải cắt bỏ tinh hoàn.
Nếu như trẻ cắt bỏ tinh hoàn thì khả năng vô sinh sẽ cao. Khi trẻ đã lớn đã có nhận thức nếu biết được có một hoặc không có tinh hoàn trong bìu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. .
Cách điều trị bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ
Hiện nay để điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả nhất là tiểu thuật tháo xoắn tinh hoàn cho trẻ.
Phẫu thuật sẽ giúp hồi phục cung cấp lượng máu cho tinh hoàn và ngăn ngừa xoắn tái phát trở lại. Đây là tiểu phẫu ít xâm lấn, không phức tạp, đơn giản là bác sĩ sẽ gây tê tại khu vực cần điều trị rồi dùng dao rạch một đường ở da bìu để tháo xoắn thừng tinh rồi khâu tinh hoàn vào bìu được cố định để giúp tránh trường hợp trở lại.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sẽ không chỉ định mổ gấp để cố định tinh hoàn mà đợi trong vài tháng khi trẻ đã cứng cáp.
Việc phát hiện trẻ bị xoắn tinh hoàn có ý nghĩa quan trọng để giúp điều trị kịp thời để không xảy ra vấn đề đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai của con. Hãy chăm sóc con một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe của bé.