Vitamin H chuyển hóa chất béo, protein từ thức ăn sang năng lượng cho hoạt động cơ thể, có nhiều trong gan động vật, ngũ cốc, sữa chua, thịt lợn, mem bia và các nhóm thực phẩm bên dưới.
Vitamin H là gì?
Vitamin H thực hiện quá trình trao đổi chất đối với sự tăng trưởng tế bào, tham gia vào hoạt động sản xuất năng lượng từ thức ăn, chuyển hóa chất béo, protein, cacbohydrat thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Vitamin H cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển bình thường của phôi thai.
Năm 1995, tiến sĩ L.H.Leung (Bệnh viện Trung ương Hong Kong) đã công bố nghiên cứu về các loại vitamin. Theo kết quả nghiên cứu, vitamin H tham gia chuyển hóa mỡ và bã nhờn ở da, dinh dưỡng da và niêm mạc. Với công dụng này, nhiều người cho rằng đây chính là khắc tinh của mụn trứng cá.
Đối với người khỏe mạnh, đường ruột có thể sản sinh ra vitamin H một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lượng vitamin H được sản sinh do đường ruột không đủ để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể, nhất là mái tóc. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt chất này thường có những triệu chứng như rụng tóc, mất màu tóc. Thiếu loại vitamin này khiến tinh thần sa sút, trầm cảm, cánh tay hay chân bị tê liệt và xuất hiện những vảy đỏ xung quanh mắt, miệng, mũi.
Cơ thể cần bao nhiêu Vitamin H mỗi ngày?
Độ tuổi và giới tính khác nhau có nhu cầu sử dụng vitamin H khác nhau. Tất cả người trưởng thành cần tiêu thụ 30mcg vitamin H mỗi ngày. phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú nên bổ sung ít nhất 35mcg/ngày. Thanh thiếu thiên trong độ tuổi từ 14 tới 18 cần 25mcg/ngày; 20mcg/ngày đối với trẻ trong độ tuổi từ 9 tới 13; 12mcg/ngày đối với trẻ từ 4 tới 8 tuổi; 8mcg/ngày đối với trẻ mới từ 1 tới 3 tuổi.
Top thực phẩm giàu vitamin H nhất có sẳn trong nhà bạn
Bạn nên bổ sung vitamin H thông qua những thực phẩm ăn hằng ngày để chăm sóc tốt hơn cho cơ thể của mình. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin H, bạn có thể tham khảo để bổ sung:
- Gan nấu chín: chứa 27 đến 35mcg vitamin H.
- Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào, đậu nành, bánh mỳ… Một lát bánh mỳ cung cấp cho chúng ta từ 0,02 tới 6mcg vitamin này, một chén đậu phộng có chứa tới 73mcg vitamin H.
- Men và men bia: Một gói nấm men trọng lượng 7g chứa tới 14mcg vitamin H.
- Thịt lợn: Trong 87g thịt lợn có thể cung cấp từ 2 tới 4mcg vitamin H.
- Cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá ngừ: Trong 87g cá này chứa khoảng 4mcg, 5mcg và 2,6mcg.
- Trứng: Một quả trứng to có thể cung cấp từ 13 tới 25mcg. Nên chú ý khi ăn lòng trắng trứng vì nó có chứa chất Avidin, một loại protein kháng khuẩn liên kết với vitamin H và ngăn chặn quá trình hấp thu của cơ thể.
- Sữa chua: Một cốc sữa chua với hàm lượng chất béo thấp chứa 7,4mcg vitamin H; Một cốc sữa chua không béo chứa 4,9mcg.
- Phô mai: 29g phô mai có chứa từ 0,4 tới 2mcg vitamin H.
Ngoài ra nên ăn nhiều rau, củ, quả như: Cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, củ cải đường, cải xoăn, khoai lang, khoai tây trắng, quả bơ, chuối, mâm xôi…