Viêm họng hạt khiến trẻ biếng ăn, sụt cân, khó chịu làm cho không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Viêm họng hạt ở trẻ có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bệnh này? Hãy cùng theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm họng hạt ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính do các tế bào lympo trong niêm mạc cổ họng phải làm việc liên tục để tiêu diệt vi khuẩn. Lúc này các tổ chức bạch huyết bị rơi vào trạng thái nhạy cảm và yếu ớt. Thay vì đảm nhận nhiệm vụ sinh ra kháng thể để giúp chống lại vi khuẩn, virus, chúng trở nên dễ bị viêm nhiễm, hình thành ổ nhiễm trùng. Sở dĩ được gọi viêm họng hạt là do các tổ chức bạch huyết ở thành họng sưng to lên, gây đau. Vậy nếu trẻ em mắc phải bệnh này liệu có nguy hiểm không?
Khi trẻ mắc phải viêm họng hạt sẽ có triệu chứng ho kéo dài, vướng víu khi nuốt nước bọt, đau đớn, quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi. Đồng thời, làm cho hệ miễn dịch của cơ thể trẻ bị suy yếu, gia tăng các bệnh về hô hấp. Nếu không kịp thời chữa trị, viêm họng hạt ở trẻ sẽ để lại những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Biến chứng của viêm họng hạt thường gặp ở trẻ
Viêm họng hạt ở trẻ có nguy hiểm không? Bác sĩ chuyên gia tai-mũi-họng tại bệnh viện Từ Dũ cho rằng, nếu để tình trạng viêm họng hạt kéo dài sẽ để lại những biến chứng sau đây:
- Gây ra các triệu chứng áp xe tại nơi thành họng kèm theo dịch mủ rất hôi, nếu không được xử lý đúng cách vòng họng của trẻ dễ bị nhiễm trùng.
- Tác động xấu đến các bộ phận tai, mũi, họng làm xuất hiện các căn bệnh khác: viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa,…
- Đặc biệt, viêm họng hạt dễ trở thành nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim,… ở trẻ.
- Gia tăng nguy cơ trẻ bị ung thư vòm họng trong trường hợp xấu nhất.
Cách phòng tránh bệnh viêm họng hạt ở trẻ
Để điều trị viêm họng hạt hiện nay, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đặc trị hoặc đốt hạt bằng muối bạc, đốt laser CO2,… Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách như sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, tránh các thực phẩm làm kích ứng cổ họng như: đồ ăn cay nóng, đồ lạnh. Tăng cường rau xanh, thức ăn mềm có tính kháng viêm.
- Nhắc trẻ vệ sinh cổ họng sạch sẽ, nên súc miệng họng với nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể trẻ và đặc biệt là cổ họng, tránh khói bụi.
Viêm họng hạt ở trẻ có nguy hiểm không? Qua những thông tin trên mẹ sẽ thấy được những biến chứng của căn bệnh này cũng như cách phòng tránh. Khi trẻ bị viêm họng hạt, mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng các biện pháp dân gian để chữa trị vì dễ nhiễm trùng. Cách tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị nhé.