Cơ thể cần uống 1.5-2 lít nước/ ngày khi mới ngủ dậy, khi khát, sau khi vận động và bất cứ thời điểm nào khát nước. Khi bạn uống nước ĐÚNG CÁCH sẽ giúp đẹp da, khỏe mạnh, giảm cân và nhiều tác dụng tuyệt vời khác bên dưới.
Cơ thể cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
Nước là tốt cho sức khỏe, nhưng cần uống mỗi ngày bao nhiêu là đủ? Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một người trưởng thành cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai thì lượng nước uống mỗi ngày cần vượt qua con số từ 1, 5 – 2 lít mỗi ngày khoảng 600 – 700 ml, tương đương với 10 – 12 cốc nước.
Đặc biệt, những người luyện tập thể thao, hoạt động mạnh thì cần có chế độ uống nước riêng. Chẳng hạn với một vận động viên bóng đá cần uống tối thiểu 1,5 L nước để bù lại cho mỗi kg cân nặng cơ thể bị sụt mất so với trước khi tập.
Nên uống nước khi nào?
- Uống nước khi vừa ngủ dậy. Trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất. Bởi khi vừa ngủ dậy qua 1 đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Bên cạnh đó, uống 1 cốc nước trước khi ăn sáng 30 giúp đường ruột của bạn như được làm sạch. Có tác dụng có cảm giác đói nhiều hơn và ăn sáng ngon hơn
- Uống nước sau khi vận động nhiều (vận động đi lại, chơi thể thao) hoặc làm việc nhiều (làm việc nơi văn phòng có máy lạnh, lao động chân tay) giúp bạn giảm bớt căng thẳng và mệt mòi
- Uống nước sau các bữa ăn trong ngày cũng giúp bộ phận tiêu hóa hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
- Trước khi đi ngủ nửa tiếng cũng nên uống 1 cốc nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Lâu dần thành thói quen còn làm cho cơ thể bạn phòng chống được nguy cơ máu cục máu đông
- Và đơn giản hơn cả là hãy “Uống nước khi khát“
Khi nào cần uống NHIỀU NƯỚC?
Uống nước như thế nào là đúng cách?
Uống nước theo thời gian biểu?
- 6h30 – 7h: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một cốc 250ml ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
- 8 – 9h: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
- 11h: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
- 13h: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
- 15 – 16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
- 17h: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
- 22h: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.
Uống từng ngụm nhỏ
- Hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và chắc chắn khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nước của cơ thể.
- Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài, thì bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cần uống nhiều hơn và thoa kem dưỡng ẩm cho da.
Ngoài ra, việc uống nước thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Không nên chỉ uống nước khi thấy khát, và cũng đừng uống ừng ực cho đã khát. Cách tốt nhất để uống nước là uống từng ngụm nhỏ hoặc vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ. Một điều hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là khi bạn uống quá nhiều nước. Khi thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa, điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu.
Lưu ý để uống nước đúng cách
- Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần. Nước sẽ bị mất đi các khoáng chất như chì, nitrat, cadimium
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
- Không uống nhiều nước ngọt có ga thay vào đó, hãy uống nước lọc
- Trong khi ăn cũng không nên uống quá nhiều
- Ngay sau khi chơi thể thao không nên uống ngay, uống nhiều. Nên uống từ từ thành từng ngụm nhỏ. Tim mạch sẽ an toàn hơn
- Uống đã đun quá 2 ngày nên thay nước mới
- uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không
- uống nước vào là buồn đi tiểu