Trẻ bị sốt xuất huyết thường kèm theo đau họng, đau bụng, có đốm đỏ dưới da sau 3-8 ngày. Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết bằng cách hạ sốt cho trẻ, bổ sung vitamin A, B, C, ăn cháo lõng, hạn chế tắm, ra nắng trong & sau thời gian trẻ bệnh.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi).
Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Cấn đem bé đến bệnh viện để khám.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà như sau
1/ Hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
2/ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
- – Cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.
- – Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.
- – Cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
3/ Tái khám cho bé
Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- – Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
- – Đau bụng
- – Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì
- – Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
4/ Cần tránh
- – Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- – Không cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
- – Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- – Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)
- – Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bố sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.