Nhận biết nhiễm khuẩn HP trong dạ dày qua các biểu hiện: nóng rát vùng bụng, đau bụng khi đói, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng, hay ợ nóng, cơ thể sụt cân bất thường…
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H.pylori) dương tính đồng nghĩa với việc có thể bạn đã có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Một số xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày như nội soi kiểm tra mô bệnh học, test nhanh ure, test thở UBT, test phân, xét nghiệm máu. Mỗi loại xét nghiệm có tiêu chuẩn đánh giá Hp dương tính và độ chính xác khác nhau.
10 triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dễ nhận thấy nhất
Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Cho tới giờ, người ta cũng chưa hoàn toàn hiểu tại sao như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại tác hại của vi khuẩn Hp. Cụ thể, có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị Ung thư dạ dày.
Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:
- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
- Đau bụng tăng lên khi đói.
- Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
- Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
- Chán ăn
- Ợ nhiều
- Đầy bụng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
Kiểm soát vi khuẩn HP thế nào?
Những điều trên chứng tỏ mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của vi khuẩn Hp trong dạ dày và đòi hỏi khả năng kiểm soát tốt vi khuẩn ở trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ Hp không được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng do nguy cơ bị đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, tác dụng phụ của kháng sinh và yếu tố tài chính. Do đó, người bệnh cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra bằng các biện pháp cơ bản sau:
- Vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi.
- Tuyệt đối tuân thủ việc điều trị vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sỹ.
- Kiểm tra lại vi khuẩn Hp sau khi đã hoàn thành điều trị theo phác đồ của bác sỹ.
- Khi trong nhà có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, cần thận trọng theo dõi các thành viên khác trong gia đình.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng việc ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin C cho cơ thể.
- Bổ sung kháng thể chống Hp trong và sau khi điều trị vi khuẩn Hp để tránh bị tái nhiễm vi khuẩn Hp và chống lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.