Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung: protein, vitamin D, thực phẩm giàu vitamin & chất xơ với các gợi ý bên dưới, theo nhu cầu từng độ tuổi một cách khoa học dần thể trạng của bé sẽ thay đổi.
Nuôi trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần chú ý gì?
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa 1 ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác thì mẹ cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng.
Nên cho 1 ít dầu mỡ khuấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ. Cho bé ăn thêm hoa quả chín. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Top 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Canxi là một khoáng chất rất cần thiết trong việc phát triển hệ xương của trẻ. Những trẻ suy dinh dưỡng dạng thấp còi chủ yếu là do thiếu canxi. Vì vậy, việc mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết. Những loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, tôm ,cua, cá chạch, cải thì, súp lơ xanh,…
Bên cạnh đó, mẹ nên nhớ rằng trẻ hấp thu canxi tốt nhất khi có sự “góp mặt” của vitamin D. Vậy nên mẹ cũng cần cho trẻ sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, nấm, cá, đậu phụ…
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein hay các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng trong chế độ ăn của những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi trẻ bị suy dinh dưỡng phần lớn là bị thiếu protein. Do đó, việc bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống giàu protein là vô cùng cần thiết. Theo Viện y học Mỹ thì lượng protein cần cho trẻ ở mỗi lứa tuổi như sau:
- Trẻ nhỏ từ 9-13 tuổi cần ít nhất 34g protein mỗi ngày;
- Trẻ nhỏ từ 4-8 tuổi cần 19 g protein mỗi ngày;
- Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi cần ít nhất 13g protein mỗi ngày.
Mẹ có thể tìm thấy nguồn protein dồi dào trong sữa tươi và các các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu protein khác như đậu, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, protein lúa mì, thịt nạc, thịt gà và các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá tra, cá trích… cũng rất phù hợp để trẻ dùng bổ sung mỗi ngày.
Thực phẩm giàu calo
Chọn thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân từ lúc sinh. Các loại hạt vỏ cứng, bơ đậu phộng, pho mát, sữa, bơ và trái cây khô là những thực phẩm điển hình cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của trẻ suy dinh dưỡng.
Nguồn calo bổ sung từ các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể các bé đạt được trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài các thực phẩm kể trên, có thể thêm sữa bột, súp và thịt hầm để giúp bữa ăn của các trẻ suy dinh dưỡng thêm phong phú và dinh dưỡng.
Thực phẩm chứa kẽm và selen
Kẽm và selen là 2 chất cần thiết trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm lành vết thương, duy trì vị giác, khứu giác và cần thiết cho tổng hợp ADN. Đối với những trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương được bổ sung kẽm sẽ có tác động tích cực cải thiện rõ rệt về cả cân nặng và chiều cao. Đồng thời, bổ sung lượng kẽm cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, táo bón, tiêu chảy ở trẻ em, tăng sức đề kháng và thể lực giúp trẻ chống chọi bệnh tật. Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, củ cải trắng, hàu, ngũ cố, lòng đỏ trứng gà,…
Còn selen là chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Việc thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch, viêm khớp, hen suyễn, đục thủy tinh thể… Do đó, để trẻ phát triển toàn diện, mẹ cũng cần thêm selen vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Các loại hải sản, cá biển, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm chứa nhiều selen.
Rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh là những loại thực phẩm cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ giúp trẻ bị suy dinh dưỡng tăng trưởng và phát triển tốt. Sử dụng rau xanh mẹ đừng quên bổ sung các loại củ và quả như khoai tây, cà rốt, bí đỏ,… Nên cho trẻ ăn các loại trái cây chín để hạn chế việc bị đau bụng và phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.
cho trẻ suy dinh dưỡng của viện dinh dưỡng