Nhiều bậc cha mẹ muốn dạy con tính tự lập, không ỷ lại nên việc trẻ khóc cứ mặc kệ không dỗ vì sợ thành thói quen. Tùy vào độ tuổi, trẻ khóc nhiều có sao không? Nên để trẻ khóc bao lâu là được? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trẻ sơ sinh nào cũng hay khóc, nhưng ở những mức độ khác nhau, có trẻ rất ít khi khóc, chúng chỉ khóc khi muốn đòi hỏi một điều gì đó, ngược lại cũng có trẻ khóc liên tục khiến ba mẹ mệt mỏi và nhiều người chọn cách để trẻ khóc mệt sẽ tự ngưng. Liệu việc để trẻ sơ sinh khóc nhiều có nên hay không?
Trẻ khóc nhiều có sao không?
1. Trẻ sơ sinh khóc nhiều gây tổn thương não
Tiếng khóc chính là “công cụ” giao tiếp của trẻ sơ sinh với người lớn, cho nên khi trẻ khóc, có nghĩa là trẻ đang muốn một điều gì đó hoặc gặp vấn đề về sức khỏe.
Thế nhưng, nếu bạn để trẻ khóc quá lâu sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ khóc dai dẳng sẽ làm tăng huyết áp não, tăng áp lực và làm cản trở máu lưu thông, khá nguy hiểm. Hơn nữa, khi trẻ khóc mà không được dỗ dành, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi làm chúng khóc to hơn khiến áp lực lên não tăng gây hại đến sức khỏe của trẻ.
2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ chậm phát triển, kém thông minh
Những đứa trẻ sơ sinh khóc nhiều thường có chỉ số IQ thấp hơn so với đứa trẻ cùng tuổi. Đồng thời, trẻ cũng chậm phát triển, ít tăng cân, khả năng giao tiếng và phản xạ thấp hơn các bạn khác.
3. Trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ trở nên vô cảm, lì lợm
Khi mẹ mệt mỏi mặc kệ để trẻ khóc bao nhiêu thì tùy thích, đến một lúc nào đó, trẻ sẽ không còn khóc nữa nhưng đừng vì thế mà vui mừng nhé. Trẻ nhỏ khóc chủ yếu là để gây sự chú ý với người lớn nhưng nếu bé nhận thấy ba mẹ không thèm quan tâm gì tới mình trẻ sẽ cảm nhận được sự cô độc và tự tách ra khỏi thế giới của mẹ và về lâu dần sẽ hình thành nên tính cách vô cảm, lì lợm khó dạy bảo.
Nên để trẻ khóc trong bao lâu?
Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ chỉ nên để trẻ khóc từ 3 – 10 phút. Việc để trẻ khóc quá lâu sẽ gây tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Cách dỗ trẻ sơ sinh hết khóc
- Ôm ấp bé: Trẻ sơ sinh luôn thích cảm giác được ấm áp vì bé cảm thấy được an toàn trong lòng mẹ, vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm và bế ẵm bé vào lòng. Nhưng cũng có các bé khác lại không thích kiểu bế này thì mẹ có thể bế và rung rung, hay được cho trẻ ngậm vú giả.
- Cho bé nghe những bài nhạc nhẹ nhàng.
- Tập cho bé quen với các chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại cũng là cách đã dỗ dành bé. Mẹ có thể đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế sẽ có tác dụng hiệu quả hoặc cho bé đi dạo để trẻ hết khóc.
- Massage cho bé: Hầu hết các em bé đều thích được massage, đây cũng là cách dỗ dành trẻ. Mẹ hãy massage xoa nhẹ nhàng và chậm dãi vào lưng, bụng của bé, bé sẽ thích hết khóc.
Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Nếu không khỏe, trẻ sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hay the thé. Lúc này bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện để khám.
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Có rất nhiều cách để giúp rèn luyện con trẻ tính tự lập. Để mặc con khóc là một cách dạy hoàn toàn sai lầm. Mẹ hãy chú ý đến độ tuổi, sự phát triển của con và hãy dành hết tình cảm yêu thương, chăm sóc cho con để bé phát triển toàn diện.