Triệu chứng khò khè ở trẻ thì hầu như bé nào cũng mắc phải, nhưng bệnh này không để lại những biến chứng nguy hiểm và còn rất dễ chưa trị. Mách nhỏ cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả ngay tại nhà mà mẹ nào cũng nên bỏ túi.
Nguyên nhân căn bệnh khò khè ở trẻ
Bệnh khò khè là do sự tắc nghẽn của đường dẫn khi vào phế quản và tiểu phế quản. Khi khí được dẫn vào nó phải luồn lách vị trí tắc nên gây ra âm thanh khò khè. Nhưng vấn đề này thường gặp ở trẻ, đặc biệt là những bé dưới 3 tuổi. Bệnh khò khè này khá giống với nghẹt mũi hay thở rít nên khi phân biệt bệnh các mẹ lưu ý những biểu hiện sau:
- Khi trẻ sơ sinh bị khò khè thường phát ra âm thanh trầm và âm thanh rất đều.
- Nếu nghẹt mũi thì khi trẻ nằm đổi tư thế thì không nghe nữa nhưng khò khè vẫn có nghe.
Nguyên nhân gây nên bệnh khò khè là do đường hô hấp bị tổn thương. Bệnh khò khè sẽ chia ra 2 giai đoạn là cấp tính và cấp mãn tính. Đối với khò khè cấp tính thì diễn ra chỉ vài ngày, bệnh đang còn nhẹ do vi khuẩn mới xâm nhập vào đường hô hấp khi bé bị cảm cúm. Nhưng cấp mãn tính thì nặng hơn và bị trong thời gian dài do một số bệnh lý của trẻ gây nên như tim mạch, hen suyễn, viêm phổi… Sau khi tìm hiểu đúng nguyên nhân gây nên bệnh khò khè thì các mẹ sẽ dễ dàng có cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tận gốc.
Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Để có thể điều trị tấn gốc bệnh khò khè ở trẻ thì trước hết mẹ phải biết nguyên nhân là do đâu. Nếu như trẻ so sinh bị khò khè ở cổ họng thì mẹ cần sử dụng những phương pháp sau để giúp bé hô hấp tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ: Không chỉ vệ sinh thân thể mà còn cả mũi họng nữa. Bởi vì các chất đờm nằm nghẹt ở mũi và họng sẽ khiến bé gặp khó khăn khi thở, vậy nên làm sạch đờm và nước mũi sẽ giúp bé dễ thở hơn rất nhiều. Để vệ sinh tránh nhiễm trùng thì mẹ nên dùng nước muối tự pha hoặc mua nước muối sinh lý về sử dụng. Trong quá trình đang vệ sinh thì mẹ có thể bế úp người bé xuống và vỗ nhẹ sau lưng để đẩy đờm ra ngoài.
Cấp đủ nước: Bệnh khò khè lo do vi khuẩn và virut gây nên, vì vậy mẹ cần cung cấp đủ nước cho bé. Cơ thể đủ nước sẽ làm giảm chất nhầy và đờm, giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Có thể sử dụng máy giữ ấm: Tính chất của máy giúp giữ ấm không khí rất tốt, giải quyết tình trạng không khí bị khô và cơ thể bé luôn ấm áp. Bên cạnh đó nếu như bé nhiều nước mũi thì mẹ hãy dùng dụng cụ hút nước mũi để lấy hết nước mũi ra, việc làm này giúp giảm lượng chất nhầy và bé dễ hít thở hơn.
Sử dụng những bài thuốc dân gian: Để giúp thuyên giảm bệnh cho bé thì mẹ sử dụng một số bài thuốc dân gian như: cho bé uống nước ấm và mật ong, nước chanh pha mật ong, nước gừng ấm… giúp diệt khuẩn, thanh lọc chất trong cơ thể và tiêu đờm rất nhanh.
Tuy nhiên, với những cách làm như vậy không thể làm thuyên giảm chứng khò khè ở trẻ nên mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ. Tại bệnh viện bé được chăm sóc tốt hơn với những phương pháp khoa học và từ đó bé nhanh khỏi bệnh. Hy vọng với những cách chữa khò khè ở trẻ sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.