Thuốc phơi nhiễm HIV ARV tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS, dùng cho người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Thuốc giá khoảng 1.2 triệu/ lần đối với thuốc nội địa, 4.5 triệu/ lần đối với thuốc ngoại.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV được viết tắt là ARV ( Antiretrovaral) là thuốc kháng virus được dùng cho người bị HIV. Nó có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS.
Người bị HIV dùng thuốc chống phơi nhiễm để làm giảm quá trình phát triển của virus HIV. Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, khi bệnh nhân được chỉ định sử dụng loại thuốc này cần phải tìm hiểu rõ tác dụng của nó.
Khi nào nên dùng thuốc phơi nhiễm HIV?
Theo các bác sĩ, với tất cả những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV thì đều có thể điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV bằng cách sử dụng thuốc kháng vi rút (còn được viết tắt là ARV).
Xét về mặt lý thuyết, chỉ khi nào bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người nhiễm HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV được. Cụ thể như sau:
– Máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương như chàm, vết bỏng, vết loét,…hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi và họng …
– Những tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc đựng chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.
– Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang được dùng cho người nhiễm HIV đâm vào.
– Có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su.
Cần làm gì trước khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
– Trước khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem tại thời điểm hiện tại bạn đã có vi rút HIV hay chưa (trên thực tế bạn có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu như có kết quả xét nghiệm là dương tính thì bạn phải dừng điều trị ngay)
– Bạn cần làm xét nghiệm nguồn lây nhiễm, trường hợp nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị hoặc dừng điều trị. Tuy nhiên, cũng cần nghĩ đến yếu tố nguồn lây nhiễm là người nghi bị nhiễm HIV đang ở trong giai đoạn cửa sổ ( có nghĩa là các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng vi rút HIV trong nguồn lây nhiễm) để đem ra quyết định việc dừng điều trị hay tiếp tục điều trị.
Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV như thế nào?
Bạn cần tiến hành điều trị ngay bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt với những người có nguy cơ lây nhiễm cao trong thời gian càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị quá muộn, tức là khi đã quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi bạn nghi ngờ có hành vi nguy cơ.
Thời gian điều trị thuốc chống phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong 4 tuần.
Thuốc phơi nhiễm HIV bao nhiêu tiền, bán ở đâu?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV có đắt hay không? Thông thường việc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV chỉ trong các trường hợp bị phơi nhiễm HIV khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn thì mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn đối với các trường hợp phơi nhiễm do cá nhân có hành vi nguy cơ không được hưởng chế độ miễn phí này. Thế nhưng, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc chống phơi nhiễm HIV tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Theo Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do nước ta sản xuất sẽ có giá khoảng 1.200.000 đồng, còn đối với thuốc ngoại thì khoảng 4.500.000 đồng.
Lưu ý khi điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
- Thuốc kháng vi rút ARV sẽ có những tác động HIV và gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, do vậy trong suốt quá trình sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chống chỉ định của bác sỹ và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cũng như người thân.
- Trong suốt thời gian điều trị dự phòng ARV bạn cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu
- Đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần
- Xét nghiệm đường máu.
- Người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng ( với khoảng 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ. Nếu như kết quả xét nghiệm là âm tính, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
- Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Trên đây là các thông tin về thuốc chống phơi nhiễm HIV cũng như giá của thuốc. HIV là căn bệnh thế kỉ, chính vì vậy nếu nghi ngờ sau khi tiếp xúc với những nguy cơ có thể mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để làm xét nghiệm và dùng thuốc ngay lập tức.