Răng trẻ mọc lệch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn khó khăn hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nhận biết nguyên nhân gây ra để can thiệp kịp thời.
Thủ phạm nào khiến răng trẻ mọc lệch
+ Do thói quen xấu từ hồi nhỏ: bú bình, mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, hay chép miệng, thở bằng miệng… là nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch.
+ Do răng sữa mất sớm: Vì một số lý do nào đó khiến răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc lên chen lấn nhau vào chỗ răng mất gây ra tình trạng mọc lệch răng.
+ Do di truyền: nếu hàm răng của cha mẹ, ông bà không đều cũng là nguyên nhân khiến trẻ có răng bị mọc lệch.
+ Khung hàm của trẻ phát triển không không bình thường, quá hẹp không đủ vị trí cho các răng mọc chèn ép và có xu hướng lệch vào bên trong.
+ Thiếu chất canxi: Nếu trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc xương răng, khiến hai hàm không khít với nhau.
Tác hại của việc răng trẻ mọc lệch
Khi răng trẻ mọc lệch nếu các bậc cha mẹ không phát hiện để can thiệp kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau:
Cản trở việc phát âm và ăn nhai: Răng trẻ mọc lệch sẽ khiến cho khớp cắn không còn đạt tỷ lệ chuẩn, các răng không phối hợp đồng bộ với nhau. Điều này làm cản trở đến chức năng ăn nhai và phát âm của trẻ không được phát triển bình thường. Ví dụ: Khi trẻ phát âm các chữ tròn miệng khó khăn,…
Gây tổn thương xương hàm: Hàm răng mọc lệch, không thẳng hàng, chen lấn chồng chéo lên nhau sẽ dẫn đến căng thẳng quai hàm gây tổn thương xương hàm, đau nhức đầu, thoái khớp dương hàm,…
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Khi răng trẻ bị mọc lệch sẽ làm thức ăn thừa dễ dàng mắc kẹt vào kẽ răng gây khó khăn trong việc đánh răng. Việc thức ăn lâu ngày tích tụ bám thành mảng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh: sâu răng, viêm lợi, viêm nhu, viêm tủy,…
Gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: Một khi răng mọc lệch, lộn xộn, không đều nhau sẽ khiến khuôn mặt và nụ cười kém duyên gây mất thiện cảm đối với người khác. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
Cần làm gì khi răng trẻ mọc lệch?
Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy các bậc cha mẹ hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng răng trẻ mọc lệch:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên:Hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày để ngăn ngừa sâu răng và giảm tình trạng răng mọc lệch.
Loại bỏ thói quen xấu: Việc duy trì ti giả sẽ khiến răng trẻ mọc lệch, vì vậy mẹ ngưng cho trẻ ngậm ti giả trước 2 tuổi. Ngoài ra, tập cho trẻ không mút ngón tay, thè lưỡi,… bởi những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng.
Khám nha định kỳ: Để khắc phục các răng mọc lệch, cách tốt nhất hãy đưa trẻ đến bác sĩ đề điều chỉnh niềng học bọc răng sứ.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt vào ban đêm: Việc ăn bánh kẹo vào ban đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh răng miệng, Ngoài ra, hãy bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu canxi, photpho, ptotein, vitamin D giúp hấp thụ canxi cho răng được chắc khỏe.
Răng trẻ mọc lệch không chỉ khiến ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến trẻ thiếu tự tin và khó khăn trong việc phát âm, ăn nhai. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.