Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể điều trị bằng thuốc nam, y học cổ truyền và tây y, vật lý trị liệu…
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp rất nhiều người mắc phải, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có hậu quả rất đáng tiếc
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
1/ Trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y
Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thuốc hết tác dụng thì gần như tình trạng bệnh “đâu lại vào đấy”. Điều này có lẽ những bệnh nhân đã từng can thiệp điều trị bằng các loại thuốc giảm đau nhanh sẽ là những người hiểu hơn ai hết.
Bởi vì nguyên tắc trong điều trị thoát vị đĩa đệm là giải quyết vấn đề từ bên trong, cho nên hiệu quả lâu dài chỉ đem lại khi áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu, hoặc bằng những bài thuốc nam còn những biện pháp can thiệp tây y chỉ đem lại những hiệu quả nhất thời mà thôi.
Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thuốc hết tác dụng thì gần như tình trạng bệnh “đâu lại vào đấy”. Điều này có lẽ những bệnh nhân đã từng can thiệp điều trị bằng các loại thuốc giảm đau nhanh sẽ là những người hiểu hơn ai hết.
Bởi vì nguyên tắc trong điều trị thoát vị đĩa đệm là giải quyết vấn đề từ bên trong, cho nên hiệu quả lâu dài chỉ đem lại khi áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu, hoặc bằng những bài thuốc nam còn những biện pháp can thiệp tây y chỉ đem lại những hiệu quả nhất thời mà thôi.
Chuẩn bị:
- 1 mớ lá ngải khoảng chừng 0,1kg.
- Bếp hồng ngoại
- Giường (loại giường gỗ có dát giường nhé)
Thực hiện:
- Rải lá ngải cứu lên chiếu
- Nằm lên trên sao cho chỗ đau đúng vị trí rải lá ngải.
- Bên dưới giường bật bếp hồng ngoại (đúng vị trí lá ngải) với độ nóng vừa phải, nếu thấy nóng quá thì điều chỉnh lại.
- Nằm khoảng 30′ – 1h. Sao cho lá ngải thoát mồ hôi và ngấm vào cơ thể.
Làm liên tục ngày 1 lần, với người bệnh nặng có thể làm 02 lần/ ngày. Ngoài ra, Y học cổ truyền còn kết hợp với châm cứu để làm tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Khi kim châm vào các huyệt cạnh cột sống có đĩa đệm bị thoát vị sẽ kích thích các dây thần kinh làm giãn cơ, giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh, để nhân nhày có thể thu vào từ từ và giảm đau.
Thông thường thời gian điều trị khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền khi vừa mới phát bệnh là khoảng 3-4 tuần. Các trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, cơ thể suy nhược, bệnh kéo dài nhiều năm thời gian điều trị sẽ lâu hơn, khoảng 4-6 tháng.
2/ Điều trị bằng trị liệu vật lý
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal).
Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường.
Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm như đai kéo giãn lưng Disk Dr. Đeo đai lưng Disk Dr điều trị kéo giãn hay đai kéo giãn cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm, giữ cột sống trong trạng thái thả lỏng, có thể sử dụng tại nhà và có tác dụng lâu dài với người bệnh. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư
Thực phẩm tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
- Bổ sung cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chứa acid béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
- Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng… vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
- Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự đào thải calci qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
- Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
- Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… thường giàu vitamin A, E là những nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa…
- Nên bổ sung thêm sữa đậu này, ngũ cốc vốn có nhiều vitamin, khoáng chất và calci vào bữa ăn để hệ xương khớp lâu bị lão hóa.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.