Thai đạp nhiều về đêm nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ là hiện tượng bình thường khi thai phản ứng lại với việc mẹ đưa thức ăn vào cơ thể hoặc thời điểm bé thức giấc vào buổi tối.
Thai mấy tuần thì đạp?
Giây phút được cảm nhận cú ngọ nguậy đầu tiên của con chắc hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc. Nó xứng đáng cho những ngày tháng đợi chờ của mẹ.
- Bắt đầu từng tuần thứ 12, thai nhi đã bắt đầu những chuyển động đầu tiên của mình. Tuy nhiên nếu mang thai con đầu lòng, mẹ rất khó cảm nhận được.
- Do đó, phải đợi đến tuần thứ 16-18 của thai kỳ, mẹ mới bắt đầu cảm nhận rõ ràng hơn những chuyển động của bé.
- Đây là những dấu hiệu tích cực, cho thấy thai nhi phát triển tốt và sẵn sàng để tương tác nhiều hơn với mẹ.
Vì sao thai đạp nhiều về đêm?
- Theo các chuyên gia khoa sản, ở giai đoạn 7 tháng, em bé của mẹ dành hầu hết thời gian trong bụng mẹ để ngủ. Một ngày có thể ngủ tới 95% tổng thời gian thời gian nhưng trong khi ngủ em bé vẫn chuyển động.
- Trong mỗi giờ, dù ngủ hay thức, em bé có thể chuyển động tới 50 lần. Vì vậy mẹ có thể sẽ cảm thấy bị con yêu làm phiền cả ngày.
- Mặc dù thai nhi chuyển động đều đặn cả ngày lẫn đêm nhưng mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận vào ban đêm hơn vì ban ngày chị em thường xuyên hoạt động nên sẽ không nhận thấy những cú đá, đạp nhẹ của con.
- Vào ban đêm khi mẹ nằm ổn định, âm thanh yên tĩnh thì từng cú nấc hay cú đạp nhẹ của con mẹ cũng dễ dàng nhận ra.
- Ngoài ra, sau bữa ăn tối ngon lành của mẹ cũng là lúc thai nhi vui mừng cảm nhận hương vị của những món ăn khoái khẩu và vì vậy mà đạp nhiều hơn chăng?
Ban đêm là thời điểm thai nhi hay thức giấc
- Một lý do nữa có thể giải thích cho việc vì sao em bé hay đạp vào ban đêm đó là do ban ngày mẹ thường xuyên di chuyển sẽ là một cách ru ngủ em bé. Nên ban ngày bé sẽ “ngoan” hơn so với ban đêm.
- Vào ban đêm bé sẽ lạ lẫm khi không thấy mẹ di chuyển và sẽ làm bé tỉnh giấc, chuyển động nhiều hơn.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?
- Nếu mẹ thấy thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, tốt nhất hãy ngồi xuống nghỉ một vài phút.
- Sau đó, có thể trở lại những sinh hoạt bình thường. Đồng thời, theo dõi xem những giờ tiếp theo thai nhi có làm vậy thêm không và ghi nhớ vào đầu để biết tình trạng của bé nhé!
- Trường hợp thai nhi không đạp nhiều, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bé sau 7 tháng tuổi, lúc nào cũng ưu tiên cho giấc ngủ của mình.
Từ khóa:
- thai nhi đạp nhiều có tốt không
- em bé đạp nhiều ở bụng dưới
- thai nhi đạp nhiều vào tháng thứ mấy
- thai máy nhiều vào ban đêm
- thai nhi dap nhieu co phai sap sinh