Thai 22 tuần nặng khoảng 450g, dài khoảng 28cm kích thước bằng khoảng một trái xoài lớn. Mẹ bầu tuần 22 cần tiêm phòng uốn váng, chú ý lịch siêu âm và đừng quên bổ sung vitamin theo gợi ý bác sĩ.
Thai 22 tuần nặng bao nhiêu kg?
Tuần thứ 22, em bé đã nặng hơn 450g và dài khoảng 28 cm, bằng một quả xoài lớn. Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả các phần khác trong cơ thể của bé, các đốt sống kết nối với nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tuỷ sống. Lông tơ rất nhiều và bao phủ toàn bộ bề mặt làn da của bé. Đây là lúc bé nhạy cảm với âm thanh, và nghe rõ âm thanh ở bên ngoài như: Tiếng tivi, tiếng bố nói.. Mạch máu ở phổi phát triển mạnh để chuẩn bị cho hoạt động thở của bé.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu tuần thai 22
Khi hội họp với các mẹ bầu cùng tuần thai khác, mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra bụng của mỗi người sẽ có những kích thước khác nhau, có mẹ bụng vẫn còn nhỏ, có mẹ thì đã phải “vác bụng mà đi”, chuyện này hoàn toàn bình thường, do đó mẹ không có gì phải rối cả. Tốc độ phát triển của từng bé là khác nhau, điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo là thai nhi vẫn đang khỏe mạnh và phát triển ổn định.
Sự chèn ép của thai nhi xuống khu vực thân dưới sẽ khiến cho việc lưu thông máu chậm hơn, cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây phù nề khi mang thai. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi triệu chứng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo tình trạng phù nề ở một số vị trí khác như mặt mắt, tay,…thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì rất có thể đó là dấu hiệu tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong thai kỳ.
Mẹ bầu tuần 22 nên làm gì, chú ý gì?
Mẹ bầu 22 tuần nên tiêm phòng uốn ván: Nếu khi mang thai, mẹ bầu chưa hề được tiêm phòng mũi uốn ván nào thì cần tiêm 2 mũi trong quá trình thai kỳ. Mũi đầu được tiêm trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4 hoặc thứ 5 (thông thường là khoảng tuần thai thứ 21, 22). Mũi thứ 2 sau mũi đầu khoảng 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày. Với những mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi, tức là có khả năng bảo vệ nhiều hơn 95% thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên nếu mũi cuối cùng đã trên 10 năm thì vẫn cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4 và tháng thứ 5.
– Mốc siêu âm quan trọng: Đây là một trong những mốc siêu âm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Lúc này,bé đã gần như phát triển hoàn thiện nhưng chưa quá lớn để gây chật chội buồng ối, khiến một số bộ phận bị khuất lấp, khó phát hiện, công thêm việc nước ối nhiều nên bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như dị tật bẩm sinh ở thai nhi so với các tuần lễ sau. Và nếu không may, mẹ buộc phải dừng thai kỳ, thì phải thực hiện điều này trước tuần 28 của thai kỳ. Do vậy, sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ cần phải tiến hành thêm hàng loạt các xét nghiệm khác để quyết định có nên bỏ thai hay không
– Uống một ít nước ép việt quất mỗi ngày. Nguồn vitamin C dồi dào của loại trái cây này có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì nó có tính axit cao giúp chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, hơn nữa nó còn có vị rất ngon.
– Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý với 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/thai-22-tuan-nang-bao-nhieu/