Nước muối là dung dịch dễ pha, rẻ tiền nhưng cực hiệu quả trong việc phòng & trị các bệnh răng miệng, trị bệnh viêm họng hạt, chắc răng, khỏe nướu, ngừa sâu răng.
Tác dụng của nước muối với răng miệng
Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bên cạnh việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối, bạn cũng có thể dùng nước muối loãng (nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm tho.
Nước muối trị chảy máu chân răng, giúp răng chắc khỏe hơn
Sáng và tối dùng bột muối đánh răng sẽ giúp chân răng bớt chảy máu và chắc khỏe hơn.
Trị viêm họng hạt
- Viêm họng hạt mãn tính xảy đến với nhiều người hiện nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh như hiện nay càng tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh có cơ hội “nổi dậy” tạo thành một đợt viêm. Người bệnh thường có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Kiểm tra vùng họng dễ nhận thấy xung quanh họng bị đỏ và có những hạt trắng.
- Do bệnh cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị triệt để nên các bác sĩ khuyến cáo người bệnh sử dụng nước muối loảng để vệ sinh hàng ngày để giảm bớt triệu chứng đau họng.
Pha nước muối súc miệng thế nào cho đúng?
Nước muối dùng để súc họng là nước muối loãng. Bạn cần chuẩn bị muối sạch và nước ấm. Vị và nhiệt độ sau khi pha nước muối phải đảm bảo có độ mặn và độ ấm nóng phù hợp với bạn. Nên pha nước muối mặn đựng vào chai để dùng dần. Khi sử dụng thì cho thêm nước nóng vào để đảm bảo nhiệt độ ấm cần thiết. Súc miệng nước muối ấm có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn, giảm đau họng, diệt khuẩn, tiêu đờm.
- Súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây.
- Tiếp đến là bước súc họng: bạn ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau tới mức tối đa. Lấy nước muối đã pha đổ vào miệng xúc. Khi Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
- Người bệnh cần ghi nhớ việc súc họng nên được thực hiện trước và sau khi đi ngủ. Thực hiện nhiều lần trong ngày. Trường hợp viêm họng hạt cấp tính thì sức miệng nước muối 2 giờ/lần để bệnh mau khỏi. Còn đối với trường hợp bị mãn tính thì cứ 3 giờ súc họng một lần.
- Với những người bị viêm họng hạt cấp tính, việc sử dụng nước muối loãng sức họng kết hợp với uống thuốc kháng sinh sẽ cho kết quả trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, với những người bị viêm họng hạt mạn thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh vì không có tác dụng. Người bệnh cần thực hiện súc họng bằng nước muối thường xuyên kết hợp với các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa để giảm tối đa các triệu chứng của bệnh.
Nhớ súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối
- Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả.
- Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Lưu ý khi dùng nước muối súc miệng
- Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
- Để có nước muối sinh lý đạt chuẩn, bạn có thể mua ở bất kỳ các hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Nếu muốn dùng nước muối tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 %.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.