Chào bác sĩ! Em hoang mang quá, mấy hôm nay sữa em có lẫn một chút máu sữa có màu hồng. Vì thế em phân vân sữa mẹ có lẫn máu có nên cho con bú không? Hiện tượng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thanh Thảo, 27 tuổi)
Chào bạn Thanh Thảo! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: Sữa mẹ có lẫn máu có nên cho con bú không?, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Sữa mẹ có lẫn máu khiến cho rất nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy lo lắng có nên cho con bú không. Do đâu gây ra hiện tượng này?
Nguyên nhân khiến sữa mẹ có lẫn máu
- Với mẹ mới lần đầu sinh con, trong những ngày đầu sẽ xuất hiện tình trạng cương vú. Điều này làm cho tăng lượng máu đến ngực tạo sữa nhanh ở các tuyến sữa khiến mẹ sẽ thấy khó chịu. Việc lưu lượng máu tăng tràn đến ngực sẽ gây ra hiện tượng máu lẫn vào sữa.
- Núm vú bị trầy xước, có vết thương hở làm các mô chảy máu khi bé bú hoặc mẹ dùng máy hút sữa. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bác sĩ để thăm khám.
- Vỡ các mao mạch máu: Tình trạng này xảy ra khi mẹ thực hiện các bài tập để khắc phục núm bị thụt đầu ti vào bên trong hoặc núm vú dẹt.
- Dùng máy hút sữa không đúng cách, lực hút quá mạnh.
- U nhú bên trong ống dẫn sữa dẫn đến sữa có máu. Tuy nhiên đây là khối u lành tính, không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
Sữa mẹ có lẫn máu có nên cho con bú không?
Nếu gặp phải ṭình huống này, các mẹ cần hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng quá. Nếu quan sát thấy lượng máu lẫn vào sữa nhiều thì hãy đến ngay bệnh viện để xét nghiệm kịp thời. Nếu lượng máu lẫn vào sữa ít thì mẹ vẫn có thể cho bé bú nhưng cần nhẹ nhàng. Lượng máu nhỏ đi vào cơ thể trẻ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và chúng sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ có nhiều màu sắc và sẽ thay đổi liên tục. Sữa non có màu vàng, sữa càng về sau sẽ loãng như nước vo gạo. Nếu máu có lẫn vào sữa mẹ thì sữa sẽ chuyển sang màu hồng, nâu hoặc cam,… Tuy nhiên việc này vô hại cho bé nên các mẹ hãy yên tâm nhé.
Tuy nhiên nếu mẹ đang mắc bệnh nhiễm trùng lây nhiễm khiến sữa mẹ có lẫn máu thì hết dừng việc cho bé bú. Tình trạng nhiễm trùng có thể truyền qua máu vào sữa đi vào cơ thể trẻ.
Bên cạnh đó, để phòng tránh máu lẫn vào sữa gây chảy máu nhiều làm ảnh hưởng đến mùi vị của sẽ mẹ thì bạn cần thực hiện các động tác vắt sữa nhẹ nhàng, dừng việc tập luyện núm vú khi có các triệu chứng trên. Nếu thấy máu chảy nhiều kèm theo đau tức ngực thì cần đến ngay bệnh viện để khám. Việc giữ gìn vệ sinh núm vú cũng khá quan trọng bằng nước ấm để không tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
Có nên bảo quản sữa có lẫn máu?
Sữa mẹ có lẫn máu vẫn cho bé bú được. Tuy nhiên, việc này khiến nguồn sữa không còn thơm ngon hấp dẫn bé. Do lúc này sữa có vị sắt nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến mùi này tăng lên khiến bé có thể từ chối không bú. Lời khuyên tốt nhất, bạn có thể cho bé bú ngay không nên bảo quản. .
Phân của bé có lẫn máu có phải do sữa mẹ?
Nếu bạn nhận thấy có một lượng nhỏ máu trong phân của bé thì hãy kiểm tra xem có phải nguyên nhân do nguồn sữa có lẫn máu không hay nguyên nhân khác. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để biết kết quả chính xác.
Như vậy, bạn Thảo thân mến với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc: “Sữa mẹ có lẫn máu có nên cho con bú không?”. Bạn có thể yên tâm cho bé bú và vệ sinh sạch sẽ núm vú của mình để phòng các bệnh trên nhé.