Thường xuyên đau lưng nên tôi mới đi khám, bác sĩ chẩn đoán là bị phồng đĩa đệm và cho thuốc về uống. Nhưng cả tháng nay bệnh vẫn không được cải thiện khiến tôi lo lắng và mệt mỏi vì những cơn đau nhức. Tôi muốn hỏi: “Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Cần điều trị như thế nào?”. Mong bác sĩ tư vấn. (Thành Long, 35 tuổi)
Chào anh Thành Long! Trước hết cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: “Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Cần điều trị như thế nào?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Phồng đĩa đệm là gì?
Phồng đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra phía sau nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm bên trong bao xơ chưa bị thoát ra bên ngoài nên dây thần kinh chưa bị chèn ép. Phồng đĩa đệm là giai đoạn đầu thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không kịp thời điều trị sẽ rất nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng xấu.
Nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm
– Do yếu tố tuổi tác: Về già, cột sống và đĩa đệm dần bị thoái hóa, đặc biệt là phần đĩa đệm trở nên yếu và dễ bị phồng ra. Các dây thần kinh bao quanh cũng dần bị giãn và rách.
– Thường xuyên mang vác nặng cũng khiến cột sống và đĩa đệm chịu áp lực nhiều, về lâu dài dễ bị xơ vữa dẫn đến phồng đĩa đệm.
– Chấn thương cột sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đĩa đệm bị phồng.
– Tăng cân béo phì gây áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến có nguy cơ bị phồng.
– Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như căng thẳng, mệt mỏi, ngồi và nằm sai tư thế, dùng nhiều bia rượu,…. cũng gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Chứng phồng đĩa đệm ban đầu sẽ không nguy hiểm, chỉ cần kết hợp điều trị bằng thuốc và tập thêm các bài tập xương khớp sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu chủ quan lơ đi các cơn đau và làm việc quá sức sẽ khiến phồng đĩa đệm trở nên nguy hiểm. Lúc này nhân nhầy sẽ tự bung ra ngoài, làm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống cùng hệ thống dây chằng sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ kèm theo những cơn đau khó chịu và làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh lên nhiều lần. Biến chứng nặng nhất có thể là khiến người bệnh nằm bất động tại chỗ và cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Vì vậy để không dẫn đến thoát bị đĩa đệm, người bệnh cần chữa phồng đĩa đệm ngay từ những ngày đầu mới phát.
Điều trị phồng đĩa đệm như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
Người bệnh sẽ sử dụng thuốc chữa phồng đĩa đệm theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường các loại thuốc được chỉ định là thuốc chống viêm không chứa Steroid, Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen và thuốc giảm đau Acetaminophen.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Việc tập các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong trường hợp bị phồng đĩa đệm dạng nhẹ bao gồm phương pháp nhiệt chườm nóng (túi nước, muối rang, gừng, lá lót,…), châm cứu, dùng các dòng điện trị liệu tại khoa vật lý trị liệu,… Những biện pháp trị liệu này sẽ giúp làm giảm cơn đơn và giúp đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu.
Chữa phồng đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian
Những cây thuốc, thảo dược được sử dụng chữa phồng đĩa đệm và các bệnh có liên quan đến xương khớp, cột sống như ngải cứu, đinh lăng, cỏ xước, hạt ý dĩ, lá lốt,… Thực hiện các bài thuốc dân gian này khá đơn giản mà không tốn nhiều thời gian. Bạn chỉ cần lấy một trong các cây thuốc trên phơi khô rồi nấu với 500ml sôi, sắc cô đặc lại còn 200ml để uống liên tiếp trong vòng 10 ngày sẽ thấy giảm cơn đau.
Mọi người cũng có thể lấy cây thuốc trên cho rang lên hoặc giã nát với muối rồi đắp lên vùng lưng nơi bị đau để đạt được hiệu quả.
Dùng thực phẩm chức năng
Hiện nay có một số thực phẩm chức năng có công dụng chữa phồng đĩa đệm được nhiều người tin tưởng sử dụng. Thực phẩm chức năng được điều chế dễ uống, thuận tiện và nhanh cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hướng dẫn bài tập chữa phồng đĩa đệm tại nhà
Bài tập 1: Tập hông
Bài tập này sẽ giúp xương khớp được dẻo dai, chắc khỏe hơn, cải thiện được tình trạng đau nhức lưng ở vùng cơ.
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối gập lại rồi từ từ ép mông và cơ bụng chặt sao cho phần lưng được thẳng.
Bước 2: Rướn phần cơ hông về phía trước và giữ nguyên tư thế này khoảng 1 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.
Bước 3: Uốn cong phần lưng dưới ra sau còn phần hông thì hướng xuống dưới. Hãy giữ nguyên tư thế này khoảng 5 – 10 giây.
Bước 4: Thả lỏng, hít thở sâu và thư giãn.
Bài tập 2: Kéo giãn xương bả vai
Bài tập này sẽ làm giải tỏa sức ép cho các cơ và khắc phục phồng đĩa đệm.
Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đưa cằm hướng vào trong, hai tay duỗi thẳng thả lỏng.
Bước 2: Đẩy hai vai ép lại gần nhau, giữ nguyên trong 5 giây.
Bước 3: Thả lỏng cơ thể.
Ngoài các cách trên giúp cải thiện phồng đĩa đệm thì người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, nên đi đứng và ngồi nằm đúng tư thế, không làm việc quá sức. Dinh dưỡng cũng đáng lưu ý, cần bổ sung đầy đủ chất để cơ thể có đủ năng lượng và giúp quá trình điều trị nhanh chóng có kết quả.
Anh Long thân mến! Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không chắc hẳn anh đã biết qua những thông tin đã được chia sẻ trên. Hãy tự ý thức, chủ động điều trị phồng đĩa đệm từ sớm để đẩy lùi các cơn đau nhức.