Mẹ có nhóm máu rh- sinh con có thể bình thường hoặc bé bị vàng da tán máu do đó trong thời kỳ mang thai nếu xét nghiệm máu có kết quả là rh- thì cần theo dõi kỹ để được các bác sĩ tư vấn và chăm sóc đặc biệt.
Nhóm máu Rh được liệt vào hàng hiếm?
Ngoài 4 nhóm máu chính là A, B, O, AB thì còn có một nhóm máu Rh- nhóm máu hiếm. Nhóm máu này có khoảng 50 kháng nguyên khác nhau, trong đó kháng nguyên D được xem là quan trọng nhất vì có tính miễn dịch cao nhất. Người có kháng nguyên D trên bề mặt tế bào hồng cầu là Rh dương tính (Rh+), ngược lại người không có kháng nguyên D là Rh âm tính (Rh-). Nhóm máu Rh không có kháng thể tự nhiên như nhóm máu A, B hay O.
Người mang trong mình nhóm máu hiếm Rh chỉ có thể truyền máu cho nhau (phải cùng nhóm máu) mà không thể truyền hay nhận bất kì loại máu nào khác. Ví dụ, nếu truyền nhóm máu Rh+ cho Rh- sẽ gây ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.
Ở Việt Nam, chỉ có khoảng 0,07 % người có nhóm máu Rh-. Với tỉ lệ thấp như vậy, Rh- được coi là nhóm máu cực kỳ hiếm hiện nay.
Rh là gì?
Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Đây là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể phân biệt máu của chính mình. Mỗi người đều được thừa hưởng các gen từ cha mẹ của mình để xác định nhóm máu, cũng như xu hướng có kháng nguyên này hay không.
Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh-dương hoặc Rh-âm. Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương. Trong 15% còn lại, không có các kháng nguyên D, nghĩa là những người trong số này có nhóm máu âm. Vấn đề phát sinh khi một người mẹ có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương. Bệnh Rhesus, còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, là một biến chứng có thể xảy ra khi người mẹ sản xuất kháng thể chống lạicác tế bào hồng cầu có Rh-dương của em bé.
Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Việc tiêm Anti-D cho người mẹ là đặc biệt quan trọng vì nếu không thì các em bé của người mẹ này trong tương lai có thể bị ảnh hưởng.
Mẹ RH thì bé như thế nào?
Nếu người mẹ có Rh-âm kết hợp với người cha cũng có Rh-âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh-âm nên không có việc sản xuất kháng thể. Tương tự, khi người mẹ có Rh- dương thụ thai một em bé với một người đàn ông có Rh-âm thì cũng không có vấn đề gì xảy ra.
Có một tin tốt là, bệnh Rhesus ở các nước phát triển là rất hiếm. Tiêu chuẩn quy định khám tiền sản cho các bà mẹ vào giai đoạn sớm của thai kỳ là kiểm tra nhóm máu. Nếu người mẹ có nhóm máu âm, điều này sẽ được ghi vào hồ sơ, và sau đó, vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ sẽ được xét nghiệm máu lại để xem đã có kháng thể hay chưa.
Các nhóm máu khác nhau
- Có tất cả 4 nhóm máu: A, B, AB hoặc O
- Yếu tố Rhesus được gắn thêm vào mỗi nhóm máu, ví dụ: người có nhóm máu A không có yếu tố Rh sẽ là (A-), người có nhóm máu B có yếu tố Rh thì là (B+).
Các gen được kết nối với nhau theo cặp. Những ông bố có nhóm máu dương có thể mang một gen dương và một gen âm. Vì dương chiếm ưu thế nên nhóm máu của những ông bố này được phân loại là dương. Con cái của những người này sẽ có cơ hội tương đương 50:50 là dương hoặc âm. Nhưng nếu người bố có hai gen dương thì tất cả các con của ông sẽ là Rh-dương.
Bệnh Rhesus diễn ra như thế nào?
Khi người mẹ có Rh-âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh-dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch. Trong suốt thai kỳ khỏe mạnh bình thường, cho đến khi sinh, thông thường sẽ không có tình huống máu mẹ và máu con tiếp xúc hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, ngoài quá trình chuyển dạ sinh con, cũng có những lúc tình huống này có thể xảy ra.
Những bà mẹ có Rh-âm bị chảy máu âm đạo trong quá trình mang thai, hoặc những người đã từng đình chỉ thai vẫn có khả năng phơi nhiễm máu Rh-dương của thai nhi. Cũng giống như cách mà một người bị dị ứng với thức ăn nào đó có phản ứng chống lại thức ăn đó, ở đây, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng với các kháng nguyên lạ đến từ máu của đứa con.
Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể, gọi là kháng thể anti-D, để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh-dương của em bé xâm nhập vào các hệ thống của cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh-dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết.
Mẹ có RH sinh con ra như thế nào, cần chú ý gì?
Người mẹ có nhóm máu Rh- vẫn có thể sinh con bình thường, một số trường hợp con sinh ra bị vàng da tan máu do sự bất đồng nhóm máu Rh của mẹ và con.
Khi cơ thể mẹ mang nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+ hay mang thai con có nhóm máu Rh+ thì sẽ sinh ra kháng thể chống lại Rh+. Ở lần sinh con thứ nhất, nếu không có những sang chấn khiến máu người mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu người con thì các bạch cầu trong cơ thể người mẹ vẫn bình thường, thai nhi vẫn khỏe mạnh và người mẹ vẫn có thể sinh con lần thứ hai. Còn nếu để xảy ra các sang chấn khiến mao mạch bị vỡ thì trong lần sinh con thứ hai, trong cơ thể người mẹ có nhóm máu Rh- sẽ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh gây các tai biến như sẩy thai, tan máu ở trẻ sơ sinh.
Thai phụ có nhóm máu Rh- phải tích cực chăm sóc bản thân chu đáo, cẩn thận hơn là nên gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi trường hợp khẩn cấp vì Rh- là nhóm máu hiếm nên không phải lúc nào cũng có nguồn máu dự phòng. Nên tham gia các câu lạc bộ nhóm máu hiếm Việt Nam để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết.
Mẹ có nhóm máu Rh- khi mang thai cần theo dõi định kỳ và thường xuyên, tránh để xảy ra động thai, sẩy thai vì sẽ rất nguy hiểm cho việc tiếp xúc giữa máu mẹ với máu con để hạn chế tai biến.
Để phòng ngừa bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, các mẹ bầu nên tiêm mũi Anti-D khi thai từ 28 và 32 tuần, trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh nên tiêm thêm mũi nữa để trung hòa kháng nguyên cho con, để việc sinh nở lần sau sẽ an toàn hơn. Anti-D sẽ phá hủy các hồng cầu của con mang kháng nguyên Rh (D) đã lọt vào hệ thống tuần hoàn của mẹ, qua đó, ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của mẹ nhận biết và cảm nhiễm với kháng nguyên D có trên bề mặt hồng cầu của đứa trẻ. Cơ thể mẹ vì vậy sẽ không sinh ra kháng thể anti-D. Anti-D tiêm vào sẽ “biến mất” trong hệ tuần hoàn của mẹ 3 tuần sau khi tiêm. Ở những lần có thai sau, trong máu của mẹ không có anti-D và thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường. Dự phòng bằng anti-D nếu được thực hiện mỗi lần mang thai tiếp theo thì trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.
Các bà mẹ nên đi xét nghiệm máu và khám thai định kì để có thể xác định nhóm máu của mình, tránh trường hợp đến lúc sinh mới biết là nhóm máu hiếm, lúc ấy thì nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con là rất cao.
Nên thông báo với cơ sở khám và điều trị bệnh là mình đang có nhóm máu hiếm Rh để đề phòng tốt nhất trong trường hợp cấp cứu truyền máu, tránh rủi ro không đáng có trước khi sinh.
Rh là nhóm máu hiếm, chỉ có thể truyền cho ai có cùng nhóm máu, ngay cả người có nhóm Rh- cũng chỉ có thể nhận máu là Rh-. Cho nên với những thai phụ có nhóm máu Rh- phải đi xét nghiệm sớm để xác định nhóm máu của mình tránh gây nguy hiểm cho con sinh ra. Tiêm mũi Anti-D được xem là giải pháp tối ưu để mẹ có nhóm máu Rh có thể sinh con an toàn và có thể đảm bảo cho các lần sinh con sau.