Nhận biết bỉm Merries nội địa Nhật Bản xách tay với hàng xuất khẩu hàng Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc thông qua: bao bì sản phẩm, số lượng bỉm tả/ túi lớn & cảm giác khi dùng của từng loại.
Hàng Nhật nội địa là gì?
Hàng nội địa hay còn gọi là sản phẩm trong nước, là sản phẩm được sản xuất riêng cho người tiêu dùng nước đó sử dụng.
- Lấy ví dụ cụ thể như hàng nội địa Nhật (Japanese Domestic Market viết tắt là JDM) là hàng mang thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật hay tập đoàn đa quốc gia được sản xuất riêng cho thị trường Nhật, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Nhật Bản và đặc biệt là thoải mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật.
- Không chỉ riêng những người yêu thích hàng Nhật mà hầu hết tất cả mọi người, cứ nhắc đến hàng Nhật là họ luôn khen ngợi, đảm bảo và yên tâm tuyệt đối khi sử dụng hay “Đồ điện tử Nhật sài cả đời cũng không hư” nghe hơi quá nhỉ ! Ai đã từng sử dụng qua một hay một vài sản phẩm nội địa Nhật thì đảm bảo như rằng: một thời gian sau, từ dầu gội, sữa tắm, đồ chơi, đôi giày, cái áo, cái quần hay thực phẩm, bánh kẹo … đến cả cái nồi cơm điện buộc phải dùng điện 110 cũng có đầy đủ trong nhà bạn ấy.
- Người Nhật nổi tiếng với “tập quán tiêu dùng” khó tính, rất kiêu kì và đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa nhất. Những sản phẩm họ làm ra đòi hỏi sự tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng, sự tiện dụng va an toàn trong sử dụng, sự tinh tế trong thẩm mỹ.
- “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Điều này có nghĩa là bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm “Made in Japan” thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó đều đồng loạt được nâng hạng.
3 cách phân biệt bỉm Merries Nhật Bản nội địa vs bỉm xuất khẩu
1/ Kiểm tra bao bì sản phẩm
- Với bỉm Merries nội địa thì trên bao bì sản phẩm sẽ toàn là chữ Nhật, trong khi đó nếu là hàng xuất khẩu của Đài Loan hay của Kao nhập về Việt Nam sẽ có những dòng chữ tiếng Anh.
- Xem mã vạch nước sản xuất: Đầu mã 49 là Nhật Bản, 47 là Đài Loan, 69 là Trung Quốc còn 89 là Việt Nam.
Chekc bỉm Merries nội địa bằng cách xem số lượng bỉm/bịch
Nếu là bỉm Merries nội địa thì sẽ không có chuyện size SS có 58 hay 62 cái, nó chỉ có 2 loại duy nhất, loại nhỏ là 60 cái còn loại lớn sẽ là 88 cái. Tương tự với các size khác. Nếu khi mẹ mua bỉm Merries nội địa mà thấy số lượng bỉm trong bịch sai khác những con số dưới đây thì gần như đó là bỉm Merries xuất khẩu hoặc bị làm giả.
- Cỡ SS (tới 5kg): 60cái/88cái – dành cho sơ sinh
- Cỡ S (từ 4-8kg): 54cái/80 cái – ngoài 1 tháng trở lên
- Cỡ M dán (6-11kg): 62cái (cũ)–> 64 cái theo mẫu mới/42cái
- Cỡ M quần (6-10kg): 33cái/56 cái
- Cỡ Ldán (9-14kg): 52 cái (cũ) –> 54cái theo mẫu mới/36cái
- Cỡ Lquần (9-14kg): 27/42 cái
- Cỡ XL quần (12-22kg): 24/36 cái
Cảm giác khi dùng bỉm Merries Nhật nội địa vs hàng xuất khẩu
Cách đơn giản nhất để so sánh chất lượng bỉm Merries nội địa và bỉm Merries xuất khẩu đó là mua về cho bé dùng thử. Một số mẹ cho rằng với bỉm Merries nội địa thì chất lượng thấm hút sẽ khác hẳn, đường viền và lỗ hút cũng khác. Bỉm Merries nội địa cũng có nguy cơ gây hăm tã và lằn mông ít hơn.
Ngoài ra, bỉm Merries Trung Quốc thì thường có mùi thơm, còn bỉm Merries thì thường nhẹ mùi hơn vì không sử dụng nước hoa. Bỉm của Kao nhập về thì cứng và nặng hơn so với bỉm Merries nội địa.
Trên đây là một số dấu hiệu giúp mẹ có thể phân biệt được bỉm Merries nội địa và bỉm Merries xuất khẩu. Nhìn chung hiện nay có rất nhiều loại bỉm tã và mẹ nào sắp sinh cũng rất hoang mang, tuy nhiên việc lựa chọn bỉm nào cũng cần phải chú ý đến chi phí và cả khu vực mình sinh sống nữa.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.