Thời điểm 5-6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bỉm sữa vẫn còn lúng túng trong việc lên thực đơn, chọn thực phẩm,… Vậy hôm nay depkhoe.com sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chế độ cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm khoa học.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên cho trẻ ăn dặm khi vừa đủ 6 tháng tuổi. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn chỉnh để hấp thu thức ăn đặc và phức tạp hơn ngoài sữa mẹ.
Năng lượng từ sữa mẹ lúc này chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó cơ thể trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để nhằm bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ không đủ cung cấp. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm sẽ tăng dần để giúp cơ thể trẻ phát triển. Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm sẽ khiến trẻ chậm phát triển.
Nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ, bác sĩ Hoàng Anh – Khoa Nhi, bệnh viện Từ Dũ cho rằng các mẹ cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
- Cho trẻ tập ăn dặm thức ăn mềm gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để giúp cho trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Mẹ nên cho trẻ ăn bột ngọt trước vì mùi vị tương tự với sữa khoảng 1 – 2 hộp rồi chuyển dần sang bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng như thịt bò, rau củ….thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Nguyên tắc “ít – nhiều” để giúp luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ dần thích ứng với lượng và thành phần thức ăn. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần: Tuần đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi khoảng 2 tuần sau tăng lên 1/3 chén, rồi nửa chén… để đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Nguyên tắc “loãng – đặc” để giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ dần bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
- Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là thức ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu oliu, dầu mè,… Nhóm vitamin và khoáng chất có trong rau củ. Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên cho thêm mắm muối vào thức ăn của trẻ, vì thận của trẻ vẫn còn yếu.
- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” nếu trẻ không thích ăn hoặc ăn ít món đó thì mẹ nên ngừng rồi từ từ luyện lại cho trẻ.
Việc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm cùng với những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về tầm quan trọng nguyên tắc cho trẻ ăn rồi phải không nào. Mốc độ tuổi từ 5 tới 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất, không quá sớm cũng không muộn để cho bé ăn dặm. Chúc các mẹ thành công!