Làn da của trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên rất dễ xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Hiện tượng này thường gây cho trẻ cảm giác ngứa rát,… khiến không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở trẻ là gì và cách phòng tránh?
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở trẻ
1. Hăm da
Phần cổ của trẻ sơ sinh còn khá yếu làm cho các nếp gấp da ở ngấn cổ bị cọ xát vào nhau, và dễ gây tổn thương cho da. Điều này sẽ dẫn đến việc da cổ của bé bị hăm, xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
2. Rôm sảy ở mặt và mũi
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở trẻ là do xuất hiện rôm sảy ở mặt và mũi bé. Do khi mới sinh các tuyến dầu trên da bị tắc nghẽn và các tuyến này sẽ nở rộng và hoạt động sau vài ngày. Thông thường, các vết rôm sảy sẽ trông như mụn nhỏ li ti có màu đỏ.
3. Mụn trứng cá
Nếu trẻ bị mẩn đỏ ở cổ hoặc mặt dưới dạng là các nốt nhỏ có màu đỏ hoặc trắng thì có khả năng bị mụn trứng cá. Nguyên nhân có thể do do ảnh hưởng từ hormone của mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng vì các mẩn đỏ này vô hại cho trẻ và sẽ mất dần sau vài tháng.
4. Ban đỏ nhiễm độc
Nếu bé bị ban đỏ nhiễm độc thì căn bệnh này không nguy hiểm. Khác với phát ban thông thường, ban đỏ nhiễm độc thường xuất hiện ở một vùng da rộng hoặc thậm chí toàn cơ thể, xuất hiện các nốt mụn trắng hoặc vàng.
5. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở ở mặt, trán, cổ, ngực,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do da khô, nhạy cảm hoặc do dị ứng với thời tiết.
6. Nhiễm nấm Candida
Nấm Candida xuất hiện ở trong khoang miệng và bên ngoài da của trẻ.
– Với nấm Candida ở miệng: Ban đầu xuất hiện ở dưới dạng 1 hay nhiều đốm ửng đỏ hoặc trắng ngà.
– Đối với nấm Candida mọc ở ngoài da thì chúng thường xuất hiện ở vùng da tổn thương như bị dị ứng hoặc viêm loét. Loại nấm này thường mọc sâu ở bẹn hoặc xung quanh mông rồi lan nhanh ra vùng đùi. Vùng da bị nhiễm sẽ đỏ ửng, khô vải.
Cách phòng tránh trẻ nổi mẩn đỏ
Da bé sơ sinh thường khá nhạy cảm, nên việc dùng thuốc để trị lúc này là không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thông thường khoảng vài tháng các dấu mẩn đỏ sẽ hết, không gây nguy hiểm cho trẻ nên các bậc cha mẹ hãy yên tâm. Khi đã tìm ra nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ thì mẹ cần lưu ý các việc sau:
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé, có thể tắm bé bằng lá chè, khổ qua, lá mực gấu,… có tác dụng trị mẩn đỏ.
– Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cổ và vùng bẹn để tránh bé bị hăm.
– Tránh đặt bé nằm ở nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc ngột ngạt/
– Hạn chế để trẻ dùng móng tay gãi sẽ làm cào xước vùng da đang bị nổi mẩn ngứa.
– Chọn chất liệu vải có độ thấm hút, mềm mại và thoáng mát để bé dễ chịu.
– Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần kiêng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phụng, hải sản,… Bên cạnh đó, trong thời gian bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên hạn chế ăn đồ có nhiều dầu mỡ và cay nóng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa.
– Các mẹ nên lưu ý chọn những loại dầu gội và sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh không có chất kích thích, không quá nồng hay chứa chất tẩy sẽ làm hại đến da của trẻ.
Với các nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ trên mặc dù không đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhưng sẽ khiến bé khó chịu. Mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé mỗi ngày để đẩy lùi các nốt đỏ của bé, tuyệt đối không nên dùng thuốc để trị nhé.