Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể là do ít vệ sinh hoặc một số trường hợp khác là do nhiễm nấm. Làm thế nào để xử lý khi lưỡi trẻ bị trắng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến lưỡi trẻ bị trắng
Do lưỡi trẻ không được vệ sinh thường xuyên: Trong quá trình cho bú, mẹ không thường xuyên làm vệ sinh răng miệng cho bé khiến sữa vẫn còn đọng lại ở thành lưỡi. Lâu ngày lưỡi của bé sẽ xuất hiển các mảng trắng.
Do trẻ bị nấm miệng: Nấm Candida chính là thủ phạm hàng đầu khiến lưỡi của bé bị trắng. Loại nấm này sẽ xuất hiện ở trong khoang miệng ngày càng nhiều nếu không việc sinh miệng cho bé.
Dùng nhiều kháng sinh: Trong trường hợp trẻ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến rối loạn lợi khuẩn khiến cho nấm Candida dễ lây lan và phát triển.
Bị lây nấm từ vú mẹ: Nếu mẹ nhiễm nấm vẫn có thể lây sang cho con khi bú.
Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không?
Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng nếu do bị nấm và tưa lưỡi thì không làm cho trẻ cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ biếng ăn, chậm phát triển. Không điều trị sớm, nấm sẽ mọc dày hơn và phát triển lan xuống vùng cổ họng, khí quản, thực quả gây viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
Những cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà
1. Sử dụng nước muối loãng
Mẹ có thể pha muối và nước sôi hoặc dùng nước muối sinh lý 0,8% để vệ sinh lưỡi cho con. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út rồi thấm nước muối vệ sinh khoang miệng cho trẻ từ trong ra ngoài.
2. Dùng rau ngót rơ lưỡi
Lấy một nắm rau ngót đem rửa sạch ngâm với nước loãng rồi giã nhỏ vắt lấy nước. Dùng khăn mềm hoặc miếng gạc nhỏ quấn vào đầu ngón tay thấm nước rau ngót thoa lên lưỡi cho bé. Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ áp dụng để chữa tưa lưỡi và nấm Candida ở trẻ sơ sinh.
3. Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá chè xanh
Lấy một ít lá chè xanh rửa sạch rồi đun sôi cho thêm một vài hạt muối vào. Đợi nước nguội rồi mẹ hãy dùng khăn mỏng thấm vào nước chè xanh lau lên lưỡi cho trẻ. Cách này rất hiệu quả nhưng chỉ được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ
– Không nên rơ lưỡi khi trẻ mới ăn no sẽ dễ bị nôn. Cần rơ lưỡi khi trẻ đang đói, tốt nhất vào buổi sáng.
– Vệ sinh sạch sẽ ngón tay của mình trước khi rơ lưỡi cho trẻ để tránh làm trầy xước.
– Không dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi.
– Tuyệt đối không cạy mảng trắng dưới lưỡi cho trẻ dễ bị nhiễm trùng.
– Dùng khăn mềm hoặc miếng gạc để rơ lưỡi cho trẻ.
Lưỡi trẻ bị trắng không quá nguy hiểm, chỉ cần mẹ thường xuyên giữ vệ sinh khoan miệng cho trẻ sạch sẽ là sẽ khỏi. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.