Người ốm, đang trong thời gian chữa bệnh nên ăn các loại súp có nước, trái cây giàu vitamin C thuộc họ cam quýt, trà nóng, gừng, chuối, bánh mì & cần kiêng các thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, sản phẩm làm từ bơ sữa.
Cơ thể chúng ta như thế nào khi bị ốm?
- Khi chúng ta bị ốm, cơ thể cần nhiều calo hơn để hoạt động bình thường. Cơ thể chắc chắn phải làm việc nhiều hơn so với bình thường khi chúng ta bị ốm để chống lại sự truyền nhiễm, đặc biệt là khi bị sốt (khi phải chiến đấu với nhiệt độ cao trong cơ thể). Để điều đó trở nên hiệu quả, cần duy trì mức năng lượng cao hơn (có thể rất khó khăn khi cơ thể đã hoạt động quá sức rồi). Đây là lí do tại sao cung cấp đủ năng lượng cho một cơ thể ốm yếu là một phần thiết yếu để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
- Điều quan trọng đó là phải tuân theo các kế hoạch ăn uống thường xuyên khi bị ốm bởi vì việc hấp thụ calo ít hơn so với bình thường có thể làm hạn chế khả năng hồi phục của cơ thể. Thực tế, các nghiên cứu cho rằng việc giảm bớt hàm lượng calo hấp thụ khi cơ thể bị ốm không chỉ làm tăng sự mẫn cảm với bệnh cảm cúm mà còn làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và kéo dài thời gian bị bệnh.
- Mặc dù, một cơn cảm lạnh khó chịu hay tình trạng cảm cúm tồi tệ có thể làm mất đi sự ngon miệng của bạn nhưng điều quan trọng đó là phải luôn cung cấp đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Việc ăn những khẩu phần ăn nhỏ hơn nhiều so với bình thường (và lắng nghe cơ thể xác định khi nào thì bạn thật sự đói) làm cho nó trở nên dễ dàng hơn để tự cung cấp năng lượng một cách ổn định thông qua quá trình hồi phục. Các loại đồ ăn tốt nhất nên ăn sẽ giúp cho chúng ta có đủ nước và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh (mà không làm tăng thêm sự khó chịu cho dạ dày hay làm cho hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn).
Người ốm nên ăn gì?
Soup có nước
Nó không chỉ là một câu chuyện về những người vợ cũ – món súp phở gà thật sự có thể xoa dịu được cơn cảm lạnh: Gà có chứa một loại axit amino có tên là cysteine, nó có tác dụng đối với các chất nhầy mỏng trong phổi và nước súp nóng có tác dụng giữ ẩm cho khoang mũi, ngăn ngừa tình trạng mất nước và chống viêm nhiễm ở cổ họng. Hơn nữa, các thành phần khác có thể giúp cho cơ thể loại bỏ được bệnh cảm lạnh bằng cách ngăn chặn sự tắc nghẽn và viêm nhiễm.
Trà nóng
Các đồ uống ấm có thể xoa dịu cơn đau họng và giảm bớt sự tắc nghẽn, vì vậy các đồ uống như trà xanh mới pha – rất giàu các chất chống oxi hóa chống viêm nhiễm và hỗ trợ cho hệ miễn dịch – hoặc nước nóng với chanh rất tốt cho việc giữ ẩm và có tác dụng với tình trạng nghẹt mũi.
Hoa quả họ cam quýt
Đó là một quan niệm sai lầm khi cho răng vitamin C có thể chữa khỏi bệnh cảm cúm phổ biến và thật sự chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho giả thuyết rằng nó cũng sẽ giảm bớt thời lượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, mặc dù hoa quả họ cam quýt có lẽ không hoàn toàn là một phương pháp chữa trị, nhưng lớp vỏ trắng mềm của cam, chnh, bưởi và chanh tây có chứa flavonoids, nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và rất tốt trong việc đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Kem
Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi bị cảm ho giữ cho các chất nhầy mỏng và có tác dụng giảm nhẹ sự tắc nghẽn. Mặc dù thông thường thì ăn hoa quả tốt hơn là uống nhưng kem là một cách tuyệt vời khác để cung cấp nước và đặc biệt dễ dàng cho cổ họng. Sẽ tốt hơn nếu chúng là nước ép hoa quả 100% hoặc được làm hoàn toàn từ hoa quả!
Đồ ăn cay
Đồ ăn cay có thể làm chảy nước mũi và nước mắt, nhưng chúng cũng là những chất thông mũi tự nhiên rất hiệu quả. Ăn ớt chilli, món wasabi hay rau cải ngựa có thể giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng tắc mũi.
Khi nói đến các vấn đề về dạ dày (có thể đi kèm với cảm cúm), ăn các đồ ăn nhạt rất dễ tiêu hóa và giữ cho cơ thể đủ nước là cách bảo vệ tốt nhất cho sự hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là một vài cách tốt nhất cho bạn:
Bánh quy giòn và bánh mì nướng
Các loại bánh quy và bánh mì đơn giản, không muối hoặc ít muối là các loại thực phẩm nhạt mà đơn giản, chúng rất dễ tiêu hóa đối với dạ dày. Những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao sẽ không làm cho dạ dày trở nên trầm trọng hơn và có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa (đặc biệt có ích sau khi bị nôn mửa).
Chuối
Chuối rất giàu kali, thường bị cạn kiệt khi đổ mồ hôi, nôn mửa hay bị tiêu chảy. Chúng dễ tiêu hóa hơn, có thể giúp hạ thấp nhiệt độ cơ thể và bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.
Gừng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm dịu chứng nôn mửa cùng với các bệnh về dạ dày khác (như táo bón, trướng bụng và nôn mửa). Uống trà gừng hoặc gừng bằng phẳng (để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày do sự cacbonat hóa) có tác dụng giữ nước cho cơ thể đồng thời làm dịu các vấn đề về bụng.
Kiêng ăn gì khi ốm?
Đồ ăn cay có tính axit
Mặc dù đồ ăn cay có thể tốt cho tình trạng tắc nghẽn mũi nhưng chúng cũng có thể rất cứng trong dạ dày và gây ra nhiều đau đớn và sự khó chịu hơn. Hãy tránh ăn chúng nếu bạn đang trải qua sự khó chịu về dạ dày.
Bất kì đồ ăn nào có hàm lượng đường và chất béo cao
Việc hấp thụ lượng đường cao có thể gây ra ức chế cho hệ miễn dịch và gây ra sự viêm nhiễm. Mặt khác, các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khó tiêu hóa hơn so với các loại cacbohyrat và protein, từ đó có thể gây ra những cơn đau dạ dày.
Đồ ăn từ bơ sữa (…có thể)
- Nhà thẩm định vẫn chưa đưa ra ý kiến về vấn đề này nhưng nhiều người tin rằng ăn đồ ăn từ bơ sữa có thể thúc đẩy sự sản sinh ra chất nhầy, điều đó có thể làm cho tình trạng nghẹt mũi khi ốm trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng điều này có thể là do một hiệu ứng giả dược. Nhưng dù sữa có thay đổi lượng chất nhầy mà chúng ta thật sự tiết ra hay không thì việc uống sữa có thể tạo ra cảm giác chất nhầy dày đặc hơn, vì vậy nếu điều đó làm bạn khó chịu thì tốt hơn là nên tránh uống sữa khi bị ốm.
- Lần sau khi bạn cảm thấy một chút khó chịu do thời tiết, hãy nghỉ ngơi thật nhiều và uống nhiều chất lỏng và nghĩ đến việc kết hợp những thực phẩm tuyệt vời trên đây vào chế độ ăn uống để hồi phục nhanh hơn hoặc ít nhất là cảm thấy dễ chịu hơn.