Ngũ cốc gồm: gạo tẻ (gạo thông thường), gạo nếp, mè, đậu các loại và lúa mì theo quan điểm Trung Đông xong mở rộng ra ngũ cốc có đến gần 300 loại hạt, chi tiết giá trị dinh dưỡng bên dưới.
Ngũ cốc gồm các loại hạt nào?
Gạo tẻ
Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), ít chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho, Kali, Canxi).
Với trẻ nhỏ, gạo có lợi cho hồng cầu và enzym (nhờ chất sắt), chống oxy hóa trong máu và hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của tế bào (nhờ kẽm), giúp xương và răng phát triển (nhờ phopho và canxi), tổng hợp protein và hỗ trợ hoạt động enzym (nhờ kali), giữ cân bằng chất lỏng cơ thể và hoạt động bình thường của hệ thần kinh cùng bắp thịt (nhờ muối).
Gạo nguyên cám hay gạo lứt sẽ giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng. Trẻ nhỏ nên được bổ sung gạo lứt vào thực đơn ăn uống.
Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm khác.
Gạo nếp
Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó thì nếp cẩm xếp hàng đầu, được xem như 1 siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.
Người ốm ăn cháo gạo nếp nhanh phục hồi sức khỏe, phụ nữ sau sinh ăn gạo nếp để tăng tiết sữa… Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, gạo nếp lại gây chứng khó tiêu (vì chứa nhiều amilopectin – chất tạo độ dẻo của gạo), vì vậy mà nên dùng hạn chế gạo nếp cho các bé.
Lúa mì
Carbonhydrate là thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.
– Trong lúa mì chứa phần lớn chất xơ không hòa tan (1 số làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và ít chất xơ hòa tan.
– Nó chứa 1 lượng protein vừa phải.
– Và các vitamin và khoáng chất: selen, mangan, đồng, photpho, folate.
Với trẻ nhỏ, lúa mì được xem như nguồn cung cấp carbonhydrate và vitamin dồi dào, đáng tin cậy. Lượng chất xơ lớn trong lúa mì khiến nó trở thành “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cho các bé. Lúa mì cũng dễ tiêu hóa tránh được tình trạng đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến tinh thần và vận động của trẻ.
Lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.
Họ nhà đậu
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.
Trong đậu chứa lượng protein dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, các vitamin (A, B, C…) và các khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt, kẽm…) đều rất có lợi cho trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi phát triển.
Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn cho bé so với đậu tách vỏ vì thành phần chất xơ và nhiều dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.
Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, giúp cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, giảm tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh tật như ung thư, tiểu đường (trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường), tim mạch…
Hạt mè
Trong hạt mè (vừng) có chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt và các vitamin (như B1, B2, niacin…).
Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng hàng đầu trong các thực phẩm (100 g mè đen chứa tới 5.14 mg vitamin E).
Trẻ nhỏ ăn mè hay dùng dầu chiết xuất từ hạt mè mang lại nhiều ích lợi:
– Nhận được đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển.
– Nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu: nhờ lượng chất xơ cao có trong hạt mè giúp ruột hoạt động tốt hơn và có ích cho quá trình bài tiết chất thải.
– Cung cấp canxi, photpho và sắt: là những chất các bé thường thiếu và cơ thể khó tổng hợp.
– Tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu tốt nhờ hoạt động của vitamin E.
Ngũ cốc chỉ gồm 5 loại hạt trên?
Trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nên văn hóa Trung Hoa thì khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau.
Tại Trung Hoa cũng tồn tại 2 khái niệm cơ bản hơi khác nhau về ngũ cốc mà khi liên kết lại thì có thể khái quát thành đạo, thử, tắc, mạch, thục, ma là 6 loại lương thực hình thành nên định nghĩa ngũ cốc.
Về sau này, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực (như lúa mì, yến mạch, đại mạch,….)
Như vậy, nói là ngũ cốc nhưng thực tế có tới gần 300 loại khác nhau nên không lạ khi nhiều người có nhiều cách liệt kê khác nhau về ngũ cốc. Nhưng chung quy người ta khái quát được, ngũ cốc là nguồn thực phẩm lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe cho con người.