Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, người lớn thường do virus, nấm Candida albican hoặc do dùng kháng sinh trong thời gian dài gây ra. Điều trị nấm lưỡi bằng cách dùng thuốc đặc trị bên dưới+ hướng chăm sóc hợp lý dần bệnh sẽ khỏi hẳn.
Nấm lưỡi là bệnh gì?
Bệnh nấm lưỡi hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Người bị nấm lưỡi thường có những biểu hiện như:
- Lớp màng giả màu trắng phủ trên niêm mạc gây vướng víu, khó chịu, và đau.
- Người bị nấm lưỡi thường khó ăn, khó nuốt thức ăn, kém ăn, và giảm cân.
3 nguyên nhân bị nấm lưỡi thường thấy là
- Do nấm Candida albican: Nấm Candida albican cư trú và sinh sống trong đường ruột thường là thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Thông thường, nấm Canida và vi khuẩn Ecoli trong đường ruột là cân bằng. Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đó như sử dụng thuốc kháng sinh, hóa trị, xạ trị… gây mất cân bằng này làm cho nấm Candida phát triển gây bệnh.
- Do vi-rút: Vi-rút cũng là nguyên nhân gây tưa lưỡi cho trẻ. Khi tưa lưỡi, lưỡi và lợi của trẻ xuất hiện vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi những màng trắng bị bong, trẻ sẽ bị đau lưỡi và bỏ ăn. Trẻ bị chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có
- Do uống kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài là nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ. Kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng môi trường và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Trường hợp này nên vệ sinh lau miệng, nhất là lưỡi cho trẻ thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sẽ có thể tự hết sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Ngoài 3 trường hợp kể trên, nếu trẻ có hệ miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
thể bị sốt cao. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để phòng bội nhiễm. Triệu chứng tưa lưỡi sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.
Nấm lưỡi phải chữa thế nào?
Sử dụng dung dịch Natri Bicarbonate 2% hoặc Hydrogen Peroxide 1% rửa sạch khoang miệng rồi rửa sạch bằng tăm bông tẩm nước muối, sau đó dùng tím Methyl 1% bôi vào khoang miệng hàng ngày, sớm tối mỗi buổi 1 lần, thông thường 2 – 3 ngày có thể chữa khỏi.
– Dùng Ketoconazole Table (là thuốc chống nấm họ Imadazole) 200mg nghiền nhỏ thành bột, thêm 20ml nước muối sinh lý chế thành dung dịch. Sau đó bôi dung dịch này lên niêm mạc khoang miệng, mỗi ngày 2 – 4 lần, thông thường 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, đa số trẻ trong vòng 5 ngày có thể khỏi.
– Nghiền 50.000 đơn vị Nysfungin thành bột chia thành 4 lần, mỗi lần dùng một phần rắc trực tiếp vào khoang miệng, tạm thời không cho trẻ uống nước, để trẻ tự dùng lưỡi đảo đều, khiến thuốc tiếp xúc triệt để với niêm mạc khoang miệng. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, sau vài ngày tưa lưỡi sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 10ml dung dịch Nysfungin (chứa 200.000 đơn vị Nysfungin) bôi ngoài, mỗi ngày 3 – 4 lần hoặc dùng thuốc Đông y châu hoàng tán bôi lên khoang miệng.
– Không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm.
Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm, tăng cường cung cấp vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.
3 địa chỉ trị nấm lưỡi hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngòai chức năng khám và điều trị, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện phối hợp với trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phụ trách phần thực hành cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện còn chủ động mời các giáo sư, bác sĩ nước ngòai tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Bệnh viện đã cùng với Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, hổ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
- Điện thoại: 02839317381
- Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, 9, Quận 3, Hồ Chí Minh
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
- Giờ làm việc: 7h00 tới 17h00 từ thứ 2 tới chủ nhật
Tại đây, người bệnh sẽ được bác sĩ khám và điều trị bệnh nấm lưỡi bằng các kĩ thuật chuyên môn, công nghệ hiện đại.
Khoa Tai Mũi Họng của tại đây hiện đang cung cấp khoảng 23 dịch vụ nhằm phát hiện và điều trị bệnh lý về tai, hầu họng, thanh quản, Phẫu thuật các dị tật bẩm sinh vùng tai – mũi – họng, Tầm soát sớm ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, Điều trị bệnh lý tai mũi họng trẻ em, Điều trị các bệnh lý mũi xoang, Điều trị các bệnh lý dị ứng, Tầm soát sớm ung thư vòm họng, Tầm soát ung thư thanh quản,…
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Quân y 103
- Địa chỉ:261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ làm việc: 8h00 tới 12h00, 13h30 tới 16h30
Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Quân y 103 hiện có 01 giáo sư, 01 phó giáo sư, 04 tiến sĩ, nhiều bác sĩ chuyên khoa II và nhân viên khác Đây là những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh về tai, mũi, họng.
Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế giúp quá trình khám và điều trị bệnh diễn ra đạt hiệu quả hơn, chính xác hơn. Đặc biệt trong điều trị ác bệnh khác nhau liên quan tới chuyên khoa như: Phẫu thuật các khối u lành tính, Phẫu thuật chỉnh hình các chấn thương mũi xoang, Điều trị viêm họng mạn tính, Phẫu thuật viêm mạn tính quá phát hạ họng, Điều trị ung thư thanh quản, Khám Tai – Mũi – Họng, Phẫu thuật chấn thương vùng cổ trước, Phẫu thuật mở khí quản cấp cứu, Khám nội soi Tai Mũi Họng, Xử trí cấp cứu chảy máu Tai Mũi Họng, Cắt và tạo hình một số ung thư da vùng đầu cổ,…