5 món súp dinh dưỡng dành cho trẻ ăn dặm giúp trẻ làm quen ngay từ bé với cà rốt, bí ngô hoặc đậu Hà Lan…sẽ là tiền đề để trẻ chấp nhận việc ăn rau dễ dàng hơn.
Khi nào cho bé ăn súp?
Khi bé được 6 tháng tuổi đã có khả năng ăn và tiêu hóa các loại thức ăn mới. Tuy nhiên, bạn vẫn phải duy trì 500-700ml sữa/ngày cho bé. Các bác sỹ nhi khoa đã cho rằng: Cho trẻ ăn súp là cách tốt nhất giúp trẻ khám phá các vị khác nhau của thức ăn. Khoảng 18 tháng tuổi, phần lớn trẻ không thích ăn rau và đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn súp. Việc giúp trẻ làm quen ngay từ bé với cà rốt, bí ngô hoặc đậu Hà Lan…sẽ là tiền đề để trẻ chấp nhận việc ăn rau dễ dàng hơn.
Thời gian đầu, bạn nên nấu súp cho trẻ sơ sinh với 1 loại rau củ mà trẻ thích và tập cho trẻ khám phá hương vị mới. Sau đó, bạn có thể trộn cùng các loại rau khác nhau.
Ưu tiên chuẩn bị những món súp được nấu từ các loại thực phẩm hợp nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của trẻ để trẻ ăn ngon và hấp thụ tốt hơn. Tốt nhất bạn nên chế biến nhiều loại rau với màu sắc phong phú để tận dụng được tất cả những lợi ích của món súp. Thời gian nấu súp trung bình khoảng 20 phút và chỉ cho trẻ ăn súp trong vòng 24 giờ (bảo quản súp trong tủ lạnh là tốt nhất).
Thêm nữa, với bữa trưa hãy chuẩn bị món xúp đặc hơn với nhiều rau và thịt. Còn bữa tối, ưu tiên loại súp loãng hơn để trẻ dễ tiêu hóa.
5 món súp cho trẻ ăn dặm dinh dưỡng và ngon miệng
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, không mất quá nhiều thời gian là mẹ có thể chế biến cho bé những món súp thơm ngon bổ dưỡng rồi đấy ạ!
1/ Súp gà với nấm
Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.
Cách chế biến: Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.
2/ Hướng dẫn nấu súp gà với ngô
- Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
- Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.
3/ Súp thịt bò khoai tây cho trẻ ăn dặm
- Nguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.
- Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
4/ Hướng dẫn nấu súp tôm cua
Nguyên liệu: – 1,7 lít nước dùng từ xương lợn hoặc gà, muối, hạt nêm – 1 bát tôm bóc nõn cắt nhỏ, 1 bát thịt cua, 1 bát thịt giả cua xé nhỏ, 1 bát ngô hạt, 1 bát hạt đậu hà lan – 2 quả trứng đánh tan, 6 thìa canh bột đao (bột năng) hòa tan với 6 thìa canh nước – Hạt tiêu, rau mùi thái nhỏ (Hãy để bé yêu được vui sướng bất ngờ với những mẫu nhà bóng cho bé của Subin.vn trong dịp Giáng sinh này cha mẹ nhé!)
Cách làm:
- Bước 1: Bắc nồi nước dùng lên bếp đun sôi với lửa vừa, sau đó cho lần lượt tôm, cua, thịt giả cua, ngô hạt, đậu hà lan vào nấu chín, nêm muối và hạt nêm cho vừa ăn.
- Bước 2: Khi các nguyên liệu đã chín thì cho bột đao hòa với nước vào hòa đều tạo độ sánh, đun sôi vài phút cho bột chín kỹ.
- Bước 3: Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi súp, vừa rót vừa dùng đũa khuấy đều để tạo các vân trứng. Khi rót hết trứng thì đun sôi nhẹ thêm vài phút cho súp chín hẳn rồi tắt bếp. Múc súp ra bát, trên rắc hạt tiêu và ít rau mùi thái nhỏ, dùng nóng.
5/ Nấu súp bí đỏ hành tây cho con ăn dặm
Nguyên liệu:
Hành tây, bí đỏ, nước dùng gà, bơ, bột sắn hoặc bột ngô.
Cách chế biến:
Hành tây xào qua với bơ cho đến khi hành có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút, cho hành tây đã xào. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh.
Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú thêm sữa mẹ. Thậm chí, với những bé trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính của bé và việc cho bé ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu để tập làm quen với mùi vị thức ăn. Vì vậy, trong buổi đầu “sơ khai” này, mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 3 muỗng thức ăn. Có thể cho bé ăn từ 1-2 lần mỗi ngày, tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, với những bé mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé thử từng chút một rồi mới tăng dần khẩu phẩn của trẻ.
Từ 6 -12 tháng tuổi, khẩu phần của trẻ có thể gia tăng với khoảng 6-8 muỗng thức ăn mỗi lần và lúc này, mẹ đã có thể cho bé ăn 2 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Tới khi được 1 tuổi, số lượng thực phẩm trẻ nạp mỗi ngày sẽ phụ thuộc nhiều vào trọng lượng và thể tích dạ dày của bé. Theo đó, cứ mỗi kg cân nặng của mình, bé cần khoảng 112 calo với thể tích dạ dày mỗi lần chỉ có thể tiêu thụ khoảng 200 gram thực phẩm. Trong giai đoạn này, thực phẩm đã trở thành nguồn năng lượng “nuôi” trẻ cả ngày và sữa chỉ là một trong những bữa phụ, giúp bé bổ sung thêm canxi.
Lý thuyết là vậy, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ em mới là người quyết định mình cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày. Trong khi rất nhiều bà mẹ trẻ đang lo lắng liệu nhóc nhà mình có đang ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày thì hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý trẻ em đều cho rằng, trẻ em sẽ không bao giờ tự bỏ đói bản thân mình.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.