Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi cần bổ sung đầy đủ các chất như tinh bột, đạm, nhóm vitamin,…số lượng bữa ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng là phù hợp nhất.
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 5 tháng
Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.
- Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng; 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
- Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.
- Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
- Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
- Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
- Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)
- Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu Nhật
Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu thì khỏi?
- Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ
- Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi
- Nhóm vitamin: cá rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt ( = rau bina = rau bó xôi), táo, dâu, quýt.
Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, mẹ hãy nên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.
- Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.
- Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
- Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.
- Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
- Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
- Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
- Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
- Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
- Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
- Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
- Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
- Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm
- Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
- Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
- Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
- Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
- Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
- Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
- Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
- Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Hoang hai yen viết
Be nha minh 5thang muon tap an dam cho be bang bôt dielac gao sua vơi lieu lương nhu the nao la hơp ly