5 món cháo ngon và bổ dưỡng cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé khi mà sữa mẹ không còn đáp ứng đủ như cháo tôm, cháo thịt khoai tây…
Khi nào cho trẻ ăn cháo?
Khi trẻ được 9 – 10 tháng (có trẻ sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi.
Từ 1 tuổi trở lên, thì mới tập sang ăn cháo hạt và thức ăn băm nhỏ. Còn thức ăn thô thì phải trên 2 tuổi, khi trẻ đã đủ cả răng hàm mới cho ăn được. Trẻ trên 6 tháng nên dùng thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, tàu hủ non và các loại cá đồng.
Hạn chế cho trẻ dưới 8 tháng ăn các thịt bò, thịt gà, các loại hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản.
5 món cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên nấu hàng tuần
Mặc dù cho trẻ ăn dặm, nhưng các mẹ nhớ đừng sai lầm không cho con bú mẹ nữa nhé. Vì bản chất khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ mới đang ở thời kỳ đầu của việc ăn dặm, và việc ăn dặm là ăn bổ sung, cho bé ăn thêm thức ăn ngoài để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé khi mà sữa mẹ không còn đáp ứng đủ.
Nên cho bé bú từ 6-8 bữa/ngày phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của trẻ, với lượng sữa cần khoảng 500ml.
Nếu trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc gần như không có sữa cho con bú, thì có thể cho bé ăn sữa bột ngoài. Để vẫn đảm bảo cho trẻ ăn đủ 500ml sữa/ngày. Cần lưu ý là pha đúng theo công thức ghi ăn vỏ hộp. Nếu trẻ không bú bình, bạn có thể dùng thìa để đút cho bé uống.Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé với cháo như sau
1/ Hướng dẫn nấu cháo tôm cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 1 Nắm gạo xay xát
- Tôm rửa sạch 150g
- Nước hầm xương
- Dầu ăn 1/2 thìa nhỏ
Cách nấu:
- Gạo nấu cho khi nào cháo nhuyễn
- Tôm băm nhỏ sau đó cho vào ch ngâm trong nước 1 tiếng đồng hồ cho gạo mềm và nở ra
- Sau đó cho vào nồi và đun sáo khuấy đều
- Hạ lửa chờ tôm chín, sau đó tắt lửa và cho thìa dầu ăn vào. Để cháo nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyên cháo và tôm để giúp trẻ dễ ăn.
Lưu ý: Phải bóc vỏ tôm, rút sóng lưng kĩ càng. Ăn cháo tôm sẽ giúp trẻ cung cấp nhiều canxi, hợ xương cứng, chắc khỏe, đồng thời kích thích răng mọc nhanh.
2/ Nấu cháo thịt với khoai tây
Chuẩn bị:
- Gạo xay xát hoặc bột gạo
- Thịt nạc băm
- Khoai tây thái vỏ sạch
- Nước hầm xương
Cách nấu:
- Dùng nước hầm xương nấu,, nấu nhuyễn gạo sau đó cho khoai tây và thịt vào hầm.
- Khi thịt và khoai tây đã nhuyễn thì tắt bếp để nguội, có thể cho 1 tí dầu ăn vào cháo
- Dùng máy sinh tố xay nhuyễn bát cháo của trẻ để khoai tây, thịt được xay nhuyễn cùng với hạt gạo
3/ Hướng dẫn nấu súp gà với ngô
Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được. Một số món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm
4/ Súp thịt bò khoai tây cho trẻ ăn dặm
Nguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.
Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
5/ Nấu súp bí đỏ hành tây cho con 6 tháng tuổi ăn dặm
Nguyên liệu: Hành tây, bí đỏ, nước dùng gà, bơ, bột sắn hoặc bột ngô. Cách chế biến: Hành tây xào qua với bơ cho đến khi hành có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút, cho hành tây đã xào. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh.
Những lưu ý khi nấu cháo cho bé
Nấu cháo cho con rất đơn giản và bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo cho con. Tuy nhiên, nấu thế nào cho đúng, chuẩn, vừa ngon lại không mất chất thì không phải cha mẹ nào cũng biết.
Rất nhiều người trong số chúng ta vẫn đang mắc phải những sai lầm cơ bản hàng ngày khi nấu cháo cho con. Những sai lầm này không chỉ khiến bát cháo mất đi nguồn dinh dưỡng mà thậm chí còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
1/ Không nên nấu cháo bằng gạo với nước lạnh
- Nấu cháo bằng gạo cùng nước lạnh là vô cùng phố biến, có tới 9/10 bà nội trợ sử dụng cách làm này. Nhưng ít người biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cháo thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.
- Hơn nữa, cháo nấu bằng nước lạnh cũng thường sẽ không được ngon miệng, lại mất thời gian. Vì vậy, hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cháo cho bé thơm, dẻo và ngon miệng hơn.
2/ Không nấu một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày
- Một nồi cháo nấu mất khá nhiều thời gian, trẻ lại ăn mỗi lần ít một nên khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen sáng nấu một nồi cháo rồi đun đi đun lại cho con ăn cả ngày.
- Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.
- Nhược điểm thứ 2 của cách làm này, đó là nếu mẹ đã nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.
- Cách hợp lý nhất là người mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng vừa đủ cho con ăn 3 bữa trong ngày. Cứ trước khi đến giờ ăn thì lấy từ tủ lạnh ra một phần, đun lại cùng rau, thịt tươi mới.
3/ Không rã đông thịt bằng nước nóng
- Trẻ nhỏ mỗi lần ăn thường ăn rất ít thịt nên nhiều chị em hiện đại ngày nay thường có thói quen mua thịt về cấp đông ăn dần. Đây là cách làm hiện đại, khoa học nhưng việc rã đông của một số bà mẹ thì lại hoàn toàn thiếu khoa học.
- Khi mẹ rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.
- Lưu ý nếu rã đông bằng lò vi sóng, mẹ cần phải chế biến ngay hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh, nếu không vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và phát triển.
4/ Bảo quản cà chua trong tủ lạnh
Có thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên: Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Tốt nhất mẹ nên để cà chua ở nơi mát và dùng nấu cháo cho bé trong ngày
NGUYỄN THU TRINH viết
Bài viết ở trên thì nói không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn thịt gà, thịt bò hải sản mà ở dưới 5 loại cháo cho bé 6 tháng lại có tôm, bò và cả gà. Không hiểu là sao luôn