Tôi đang mang bầu tháng thứ 5 và khá lo lắng vì lần đầu mang thai nên rất thường xuyên đi siêu âm. Nhìn thấy em bé đang cử động trên màn hình làm tôi cảm thấy yên tâm hơn. Nhưng liệu rằng mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?Mong bác sĩ tư vấn. (Trần Linh Chi, 26 tuổi, ở Hà Nội).
Bác sĩ Hoàng Minh – Khoa sản bệnh viện Từ Dũ trả lời.
Chào bạn Chi! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi:”Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?“, tôi xin được giải đáp như sau:
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều mẹ khi mang thai, vì nôn nóng muốn thấy con như thế nào đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Thực tế, không ít mẹ bầu còn in ảnh về khoa cho cả gia đình cùng xem và giữ lại làm kỷ niệm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là không cần thiết, thậm chí còn gây hại cho cả mẹ và con. Theo đó, việc các bà mẹ lạm dụng chuyện siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi, để lại dị tật.
Việc chiếu tần sóng siêu âm liên tục trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của cơ thể mẹ lên khoảng 1-5 độ C. Chỉ cần quá 1 phút sẽ khiến thân nhiệt mẹ tăng 5 độ C gây ra tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu, ảnh hưởng đến thính lực, gây vàng da ở thai nhi.
Khi nào mẹ bầu cần siêu âm?
Để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu không nên lạm dụng việc siêu âm thường xuyên. Tốt nhất nên khám thai định kỳ và làm xét nghiệm cần thiết nếu có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, với những mẹ mang thai khỏe mạnh thì 3 thời điểm siêu âm quan trọng đó là vào tuần thai thứ 12-13, tuần thứ 22-23 và tuần thứ 32-34. 3 lần siêu âm này là số lần tối thiểu mà mẹ bầu cần được theo dõi trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày mang thai. Theo đó, 3 mốc siêu âm quan trọng đó là:
-Từ tuần 12 -13 của thai kỳ: Đây là thời điểm quan trọng để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hay không (bệnh Down,
thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, chi, …).
-Từ tuần 21 – 23 của thai kỳ: thời điểm này siêu âm để khảo sát hình thể thai nhi đã phát triển hoàn thiện các bộ phận gồm hộp sọ, não, tim, cột sống, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… nhằm phát hiện thai nhi có các dấu hiệu bất thường không như sứt môi, hở hàm ếch,… Ngoài ra, còn theo dõi về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
-Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: thời điểm này siêu âm để nhằm phát hiện một số bất thường xảy ra muộn ở thai nhi như ở mạch máu, tim, não…, đồng thời bác sĩ sẽ chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, dây rốn, nước ối,…. Từ đó bác sĩ lâm sàng sẽ dự đoán thời điểm sinh của mẹ.
Các lưu dành cho mẹ bầu trước khi siêu âm
- Thời gian siêu âm thường kéo dài từ 5-10 phút.
- Trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.
- Bác sĩ siêu âm sẽ quét 1 lớp dầu hoặc kem chuyên dụng lên bụng mẹ bầu để nhằm mục đích giúp cho quá trình truyền sóng âm tốt hơn.
- Hãy chuẩn bị các câu hỏi mẹ bầu thắc mắc về quá trình mang thai để hỏi bác sĩ.
Bạn Chi thân mến! Với câu hỏi Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết không nên lạm dụng việc siêu âm quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ hãy theo dõi lịch khám thai định kỳ ở trên để siêu âm nhé.