Bé được 6-8 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu mọc răng sữa với dấu hiệu: sốt nhẹ, bé hay khóc, ngủ không ngon giấc, chảy dãi, thích cắn mọi thứ& bị họ nhẹ. Giảm đau cho trẻ trong thời gian mọc răng sữa bằng lá rau má, khăn lạnh để bé bớt khó chịu, bé sẽ ít quấy khóc hơn.
Bé mấy tháng thì mọc răng sữa?
- Mọc răng là một trong các quá trình dần hoàn thiện về sự phát triển của cơ thể ở trẻ. Tuy nhiên,trẻ mấy tháng mọc răng và thời kì mọc răng của trẻ kéo dài trong bao lâu là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Sau đây là trình tự mọc răng ở trẻ mà bạn cần biết:
- Thông thường bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và dần hoàn thiện hàm răng sữa của mình trong vòng 24 tháng. Bộ răng sữa bao gồm 8 chiếc răng cửa, 4 răng nanh và 8 chiếc răng cối sữa. Thứ tự và vị trí của việc mọc răng thường là trẻ sẽ mọc răng cửa ở hàm dưới, sau đó đến răng cửa hàm trên, đến răng nanh và cuối cùng là răng cối sữa.
- Sau thời kì trẻ mọc răng sữa sẽ là quá trình thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn. Và trình tự thay răng cũng bắt đầu từ răng cửa giữa hàm dưới, mọc vào lúc bé 6 tuổi. Sau đó là sự xuất hiện của chiếc răng cối số 6 hàm dưới rồi lần lượt mọc các răng còn lại như cho đến khi trẻ 12 tuổi. Đến khi trẻ bước vào độ tuổi từ 18-25 thì trẻ còn có thể mọc từ 1 – 4 chiếc răng khôn hay còn gọi là răng số 8.
- Như vậy, thời gian mọc răng thay đổi từ 6 – 12 tháng tùy theo sự phát triển của trẻ đã trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng mọc răng. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời gian mọc răng và thay răng không quan trọng bằng trình tự thay răng, vì điều này có thể khiến răng mọc lệnh và gây thẩm mỹ xấu về miệng cho bạn.
8 dấu hiệu trẻ mọc răng sớm
- Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
- Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
- Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.
- Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.
- Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.
- Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
- Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
- Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.
Lịch mọc răng sữa của bé
Sau đây là lịch mọc răng sữa của bé, các mẹ tham khảo để lưu ý và chăm sóc con mình nhé. 20 chiếc răng đầu tiên có thể mọc từ tháng thứ năm cho đến năm tuổi thứ ba của em bé.
Chúng thường xuất hiện theo một trình tự nhất định như sau:
Hai răng cửa giữa hàm dưới Hai răng cửa giữa hàm trên Hai răng cửa bên hàm dưới Hai răng cửa bên hàm trên Hai răng hàm thứ nhất hàm dưới Hai răng hàm thứ nhất hàm trên Hai răng nanh hàm dưới Hai răng nanh hàm trên Hai răng hàm thứ hai hàm dưới Hai răng hàm thứ hai hàm trên | 5 – 9 tháng 7 – 10 tháng 7 – 14 tháng 8 – 12 tháng 12 – 20 tháng 14 – 20 tháng 16 – 20 tháng 18 – 24 tháng 20 – 28 tháng 24 – 30 tháng |
Cách giúp trẻ giảm đau khi mọc răng
- BS.Lê Thị Thùy Dung – Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ), liều lượng như khi trẻ bị sốt.
- Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn lạnh: Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.
- Bên cạnh đó, các bà mẹ có cho trẻ ăn thức ăn ướp lạnh, rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng, khi nó muốn nhai thức ăn cứng. Bất cứ thức gì như chuối, nho, bánh mì, táo và sữa chua ướp lạnh đều có tác dụng tốt. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ. để trẻ chỉ có thể nhai mà không thể nuốt từng miếng lớn.
- Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh, để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn, khi đang mọc răng. Thậm chí người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.
- Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng để an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi bé đang mọc răng.