Hướng dẫn nấu 5 món cháo tôm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh như cháo tôm đậu xanh, cháo tôm nấu cùng với nấm, nấu cháo tôm bí đỏ ngon miệng…
Khi nào cho trẻ ăn cháo?
Khi trẻ được 9 – 10 tháng (có trẻ sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi.
Từ 1 tuổi trở lên, thì mới tập sang ăn cháo hạt và thức ăn băm nhỏ. Còn thức ăn thô thì phải trên 2 tuổi, khi trẻ đã đủ cả răng hàm mới cho ăn được. Trẻ trên 6 tháng nên dùng thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, tàu hủ non và các loại cá đồng.
Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn các thịt bò, thịt gà, các loại hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản
Các món cháo tôm cho bé ăn dặm
Tôm là thực phẩm cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin A và D, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ có thể cho bé ăn tôm bằng cách chế biến những món cháo tôm bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo cách nấu một số món cháo tôm dưới đây để phong phú thêm thực đơn của bé.
1/ Cách nấu cháo tôm đậu xanh rau ngót
Nguyên liệu:
- – 8 thìa gạo.
- – 1 thìa đỗ xanh (Nếu bé 1 tuổi thì nên dùng đỗ xanh tách vỏ, bé trên 1 tuổi có thể dùng đỗ xanh nguyên hạt)
- – 4 con tôm
- – 50g rau ngót
- – 1 tép hành khô
- – 1 miếng bơ lạt, phô mai
- – Dầu oliu, chút nước mắm
Cách làm:
- Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.
- Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều.
- Bước 3: Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ
- Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua (xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây
- Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm, rau ngót, phô mai vào khuấy đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Nêm thêm chút nước mắm và trộn đều cháo cùng 1 thìa dầu oliu. Đợi cháo bớt nóng và cho bé thưởng thức.
2/ Hướng dẫn nấu cháo tôm cho bé với bông cải phô mai
Nguyên liệu:
- – 1 bát gạo (đong bằng bắt ăn cơm)
- – Nước dùng (được nấu từ xương heo, gà…)
- – 150g tôm luộc chín
- – 55g súp lơ xanh
- – 1 miếng phô mai
- – ¼ củ hành tây
Cách làm
- Bước 1: Gạo ngâm trong nước khoảng 1 giờ thì vớt ra để ráo nước
- Bước 2: Súp lơ xanh chần qua nồi nước sôi có pha chút muối rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Hành tây thái nhỏ, bông cải xanh thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.
- Bước 3: Đun nóng nồi với chút dầu mè, cho hành tây thái nhỏ vào xào thơm thì thêm cho tôm vào xào, nêm 1,2 hạt muối.
- Bước 4: Tiếp đến cho gạo vào đảo đều với tôm và hành tây.
- Bước 5: Cho nước dùng vào nồi, đun sôi, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa nấu nhừ. Nếu bạn thấy cháo đặc quá thì thêm nước dùng vào. Mẹ không nên đậy nắp khi cho gạo vào nồi để tránh tràn.
- Bước 6: Cháo nhừ mẹ cho tiếp súp lơ xanh vào đun sôi
- Bước 7: Đặt miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
3/ Cách nấu cháo tôm nấm rơm cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- – 200g nấm
- – 400g tôm
- – 1/2 bát con gạo tẻ
- – 1/4 bát con gạo nếp
- – Muối, rau mùi, hành lá, hành khô, hạt tiêu
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế tôm trước. Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm cho sạch, rửa tôm lại với nước muối pha loãng, lau khô tôm, sau đó giã thô. Ướp vào tôm hành khô thái nhỏ, một thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 20 phút.
- Bước 2: Gạo nếp ngâm nước lạnh khoảng 2h rồi vo sạch để ráo, gạo tẻ cũng vo sạch rồi để ráo nước. Đun nóng bếp rồi cho gạo tẻ và gạo nếp vào rang đến khi hạt gạo se lại
- Bước 3: Nấm cắt chân, rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 15ph. Sau đó với ra rổ để ráo để chuẩn bị nấu cháo nấm tôm cho bé.
- Bước 4: Cho gạo nếp, gạo tẻ, thêm nước lạnh và một ít muối vào nồi, đun sôi lửa nhỏ đến khi hạt gạo chín mềm.
- Bước 5: Đun nóng nồi, thêm dầu ăn, phi hành thơm, cho tôm vào xào chín.
- Bước 6: Sau khi gạo đã chín mềm thì cho tôm đã xào vào đun tiếp 15ph, nêm nếm lại gia vị cho món ngon dễ làm vừa ăn. Sau đó cho thêm nấm vào, đun từ 3- 5ph cho nấm chín kỹ.
- Bước 7: Tắt bếp, rắc chút rau mùi và hành lá vào nồi cháo, múc ra bát
4/ Hướng dẫn nấu cháo tôm bí đỏ
Nguyên liệu:
- – 100g bí đỏ
- – 20g gạo nếp
- – 20g tôm tươi
- – 1 muỗng dầu ăn
- – Muối, hạt nêm, ngò, hành lá.
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm gạo vào nước trước vài tiếng cho nở.
- Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc nhỏ hoặc thái lát mỏng.
- Bước 3: Tôm bóc vỏ, có thể xay nhuyễn hoặc băm nhỏ tùy theo khả năng nhai của bé. Đem ướp một chút hạt nêm và đầu hành trắng dã nát..
- Bước 4: Cho gạo nếp và bí đỏ vào ninh nhừ. Lượng nước khoảng gấp 2 lần gạo.
- Bước 5: Khi gạo nhừ, cho tôm vào khấy đều, nêm gia vị vừa ăn. Lưu ý là nên cho bé ăn nhạt.
- Bước 6: Cuối cùng cho dầu ăn vào. Cho bé ăn khi cháo còn ấm.
5. Nấu cháo tôm carrot
Nguyên liệu:
- – 2 lạng tôm tươi
- – Nữa chén nhỏ gạo tẻ
- – 1 củ cà rốt
- – Dầu ăn, gia vị, nước mắm
Cách làm:
- Bước 1: Tôm mua về mình cắt bỏ đầu, bóc vỏ, bỏ chân rồi rửa sạch. Còn cà rốt thì các mẹ nạo hết vỏ đi rồi thái nhỏ hình hạt lựu nhé.
- Bước 2: Trộn 2 loại gạo với nhau rùi đem vo qua với nước sạch, sau đó cho vào nồi, đổ nước nhiều để nấu cháo nhé. Chú ý, cho nước từ từ thôi để tránh cháo bị loãng quá.
- Bước 3: Sau khi nồi cháo sôi, mình cho cà rốt vào, thêm ít hạt nêm, gia vị rồi đun sôi trở lại, sau đó tắt bếp, đậy vung để nguyên như vậy trong 15 phút. Hết thời gian, mình lại bật bếp lên đun tiếp khoảng 5-10 phút nữa là được.Làm như thế cháo sẽ nhanh được hơn.
- Bước 4: Cuối cùng, mình cho tôm vào nấu cháo chín thêm 5 phút nữa là ok. Trước khi bắc ra các ấy cho thêm 1 muỗng cafe nước mắm và dầu ăn vào.
Cách cho trẻ ăn cháo đúng cách
BS Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, khi bé được 6 tháng, sữa mẹ chỉ cung cấp đủ 2/3 nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể của bé vì thế cần cho bé ăn dặm để bổ sung phần thiếu hụt này. Thông thường khi bắt đầu ăn dặm, các gia đình thường cho bé ăn bột loãng sau đó đặc dần để dạ dày bé “làm quen” với các thức ăn mới. Tuy nhiên trên thực tế một số bé lại bỏ qua giai đoạn này mà chuyển sang ăn cháo luôn có thể là do sở thích của bản thân bé.
Tuy nhiên khi bé mới được 6-7 tháng thì thường chưa có răng hoặc mới chỉ mọc được một vài cái, khả năng nhai của bé chưa có. Lúc này nếu bé ăn cháo cả hạt mà nấu chưa nhuyễn bé sẽ ăn bằng cách nuốt chửng vào bụng trong khi men tiêu hóa của bé còn rất kém sẽ gây khó tiêu, cơ thể không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong cháo.
Thêm vào đó giữa cháo và bột có cách chế biến khác nhau. Bột cho bé ăn thì đến bữa nào nấu bữa ấy, có thể đổi món trong từng bữa giúp bé ngon miệng hơn. Nấu bột không mất nhiều thời gian ninh trên bếp nên các loại rau củ nấu chung giữ được các khoáng chất, chất dinh dưỡng, vitamin ít bị phân hủy do nhiệt. Độ nhỏ, mịn của bột giúp bé dù chưa có răng, không thể nhai được khi đưa vào dạ dày vẫn có thể dễ dàng tiêu hóa được.
Còn đối với cháo thì thường các gia đình hay nấu sẵn để bé ăn trong cả một ngày vì nếu nấu từng bữa sẽ rất mất thời gian. Chỉ đến bữa ăn mới mang ra hâm nóng lại. Quá trình ninh nấu nhiều lần như vậy sẽ làm mất đi đáng kể một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin có trong rau củ tươi và sẽ khiến rau nồng, khó ăn. Hơn nữa việc bảo quản cháo cũng cần phải đảm bảo, cẩn thận nếu không rất dễ xảy ra tình trạng bị ôi, vữa, nhiễm khuẩn không tốt cho sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Liên thì “lý thuyết” là thế nhưng một số bé lại không thích ăn bột mà chỉ muốn ăn cháo hoặc thậm chí có bé còn đòi ăn cơm ngay như người lớn. Trong trường hợp này thì bắt buộc cha mẹ phải chiều theo ý muốn của bé còn hơn là để cho con nhịn đói. Giải pháp tốt nhất là phải tìm cách chế biến thức ăn cho bé sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Theo bác sĩ Liên, so sánh giữa cháo và bột nếu nấu theo cùng công thức thì thành phần dinh dưỡng không khác nhau. Vì vậy bé có thể ăn cháo hoặc ăn bột thay thế mà không sợ thiếu hụt về dinh dưỡng. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải biết cách chế biến sao cho đúng. Hiện nay, với các dụng cụ tiện lợi như nồi áp suất, nồi cơm điện thì việc nấu, ninh cháo không mất nhiều công sức như ngày trước. Nên ninh cháo thật nhừ sau đó đánh nhuyễn trước khi cho bé ăn. Tốt nhất kể cả cháo hay bột đều nên nấu chín bột, cháo với thịt cá trước, sau đó mới cho rau củ vào rồi nấu thêm một lúc cho rau vừa chín là múc ra cho bé ăn như thế sẽ không làm rau bị nồng và giữ lại được các chất có lợi, tốt cho sức khỏe của bé. Đầu tiên nên cho ăn loãng để dạ dày bé làm quen và thích nghi dần dần.
Bác sĩ Liên cho biết, khoảng từ một tuổi trở nên bé đã có thể ăn cháo đặc hoặc ăn cơm nát. Lúc này đa số bé đã mọc được ít nhất là 8 chiếc răng trở lên, có thể nhai một số thức ăn mềm và cũng nên cho bé ăn đa dạng thức ăn để rèn luyện khả năng nhai, giúp tuyến nước bọt phát triển.
Ngược lại một số bé lại cứ đòi ăn bột mãi mà không chịu chuyển sang cháo dù đã mọc đủ răng, theo bác sĩ Liên cũng không tốt. Điều này sẽ tạo cho bé thói quen lười nhai. Hơn nữa càng lớn, cơ thể bé đòi hỏi phải được cung cấp thêm nhiều loại thức ăn đa dạng trong khi không phải loại nào cũng có thể nghiền mà nấu chung với bột được. Cho nên nếu ăn bột quá lâu, bé sẽ rất thiệt thòi, có thể thiếu hụt một số dưỡkm ng chất và thậm chí còn dẫn đến chứng lươì ăn, kén ăn sau này.
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/m-mon-chao-tom-cho-tre-dam-vua-thom-ngon-vua-bo-duong/
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.