Kẽm là một nguyên tố vi lượng giữ vai trò chuyển hóa một số chất trong cơ thể, giúp cơ thể làm việc tốt hơn. Để hiểu đầy đủ về những lợi ích của kẽm và bổ sung kẽm như thế nào mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Vai trò của kẽm đối với cơ thể con người
Trong sinh học thì chất kẽm có cấu trúc của 80 loại enzym, bao gồm cả emzym trong hệ thống thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết chuỗi ADN… Vì vậy, trong quá trình phân giải, tổng hợp acid nucleic, protein nên kẽm có khả năng nhân bản sự sống. Chính vì sinh sản, phân chia tế bào nên kẽm rất tốt cho những bà mẹ mang thai và cả trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ mang thai và trẻ nhỏ cần được cung cấp kẽm đầy đủ để luôn khỏe, phát triển toàn diện hơn.
Trong cơ thể kẽm có vai trò quan trọng đến việc chuyển hóa lipid và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Sự kết hợp giữa kẽm và sắt sẽ tạo cho cơ thể sản sinh ra máu rất nhiều, đặc biệt kẽm giúp vận chuyển cali vào não nên cơ thể luôn trong trạng thái vui vẻ. Vì thế, chất dinh dưỡng này rất tốt cho thai nhi, người bị khuyết tật… Kẽm kết hợp canxi giúp xương luôn chắc khỏe, chiều cao phát triển rất tốt.
Đối với nam giới thì kẽm sẽ điều hòa tinh trùng được ổn định, tăng cường nồng độ tiết tố nam và ổn định khả năng di chuyển của nó. Đối với nữ giới thì giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chất kẽm giúp tăng cường khả năng hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại những bệnh viêm nhiễm do khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng rất hiệu quả. Nếu như cơ thể có chứ đầy đủ chất kẽm thì tăng cường khả năng thèm ăn, da rất đẹp và kích mọc tóc rất tốt.
Những biểu hiện khi cơ thể thiếu kẽm
Khi thiếu kẽm thì cơ thể sẽ lên tiếng qua những dấu hiệu rất rõ ràng. Những người thiếu kẽm thì móng tay mỏng và dễ gãy, tóc mọc rất chậm và da khô. Những đứa trẻ thiếu kẽm thì biếng ăn, chậm phát triển về mọi mặt và có hệ miễn dịch rất kém với những đứa bé bình thường.
Đàn ông trưởng thành thiếu kẽm thì giảm khả năng sinh sản do tinh trùng yếu, phụ nữ có thai thì gia tăng tình trạng thai nghén dài hơn và thai nhi kém phát triển. Với những người già thì nhanh lõa hóa, loãng xương, teo cơ. Dấu hiệu chung cho tất cả người thiếu kẽm đó là ăn không ngon miệng, khả năng miễn dịch rất yếu và tóc bị gãy rụng. Chính vì thế chúng ta cần bổ sung kẽm mỗi ngày.
Bổ sung kẽm đúng cách
Nhu cầu hấp thụ kẽm sẽ có sự khác biệt về từng độ tuổi: trẻ em vào 3 tháng đầu cần khoảng 120-140 microgam/kg; Trẻ từ 6-12 tháng cần khoảng 33 microgam/kg; Theo cách tính thì trung bình từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi chỉ cần 0,8mg kẽm; trẻ em 1 đến 10 tuổi: 3-10mg kẽm; từ 10 đến12 tuổi cần vừa đủ 12mg, từ 13 đến19 tuổi có nhu cầu 15mg kẽm đối với nam và 12mg đới với nữ. Từ tuổi 13 cho đến tuổi trưởng thành, nhu cầu kẽm nam cao hơn nữ khoảng 2mg mỗi ngày thôi.
Để bổ sung kẽm đủ cho cơ thể trước hết hãy có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày. Các bà nội trợ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa kẽm như: sò, hàu, thịt đỏ, ngũ cốc và các loại đậu. Trong các loại rau củ quả có chứ kẽm nhưng không nhiều nên cần chú ý để thay đổi các món ăn, vừa cung cấp đủ kẽm vừa kích thích vị giác.
Đồ uống có nhiều kẽm như sữa, những người chẩn đoán là thiếu kẽm hoặc trẻ nhỏ thì nên uống một ly sữa mỗi ngày để cơ thể có đủ chất này. Những người không thích uống sữa thì có thể ăn bánh quy, bột dinh dưỡng hoặc ăn thêm ngũ cốc giữa thì.
Bên cạnh đó còn có những loại thực phẩm chức năng có chứa rất nhiều hàm lượng kẽm. Những người thiếu kẽm trần trọng hoặc trong chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ kẽm thì có thể dùng thêm. Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút và nên sử dụng khoảng 2 đến 3 tháng. Không nên lạm dụng quá nhiều, vì khi thừ kẽm thì sẽ giảm khả năng miễn dịch. Chỉ định mỗi người không được dùng quá 150mg.