Lượng đường trong nước tiểu 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L là bình thường, cao hơn mức trên là cao, có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.
Lượng đường trong nước tiểu là gì?
Trong nước tiểu có khoảng 91 – 96% là nước, phần còn lại bao gồm một số muối vô cơ, các chất hữu cơ như protein, hormone và một loạt các chất chuyển hóa thay đổi theo những gì được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên trong nước tiểu sẽ có thêm hàm lượng đường. Lượng đường trong nước tiểu chỉ lượng đường Glucose có chứa trong nước tiểu hàng ngày của chúng ta thải ra. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít đường, khi lượng đường trong máu quá cao khiến thận không thể điều hòa được.
Vì sao có đường trong nước tiểu?
Đường Glucose là đường cơ thể người và hầu hết các động vật khác sử dụng để tạo ra năng lượng. Cơ thể chúng ta chuyển hóa carbohydrate từ thức ăn thành Glucose. Đường xuất hiện trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến lượng đường trong nước tiểu tăng cao là tiểu đường. Tiểu đường là tình trạng cơ thể mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Đường cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.
Xét nghiệm đường trong nước tiểu như thế nào?
Xét nghiệm Glucose trong nước tiểu thường được thực hiện để kiểm tra ở bệnh nhân tiểu đường như một cách để kiểm soát lượng được hoặc theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp test kiểm tra glucose trong nước tiểu cũng có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề về thận hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Kiểm tra lượng đường trong máu cũng là một cách để xác định lượng đường có trong nước tiểu. Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, có nhiều máy móc thiết bị để kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà mà không cần tới các cơ sở y tế, tuy nhiên bạn không nên đo đường huyết bằng các thiết bị và phải đo ít nhất 2 lần để đảm bảo sự chính xác của kết quả.
Lượng đường trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nước tiểu là chất bài tiết do thận tiết ra thông qua quá trình lọc máu ở cầu thận, nước tiểu thường chứa các thành phần chủ yếu ở người bình thường là ure, ceratinin, axit uric, các loại axit amin, các hormone, vitamin, enzyme và các chất độc bài tiết. Việc xuất hiện thêm các chất khác như đường hoặc protein là dấu hiệu của bệnh lý hoặc trạng thái sinh lý khác thường của cơ thể. Ở người bình thường lượng đường trong nước tiểu là không có, phụ nữ mang thai có khả năng xuất hiện tình trạng tiểu đường thai kỳ. Chỉ số cho phép của đường có trong nước tiểu là 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
Đường trong nước tiểu nhiều hơn bình thường có sao không?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là hậu quả lớn nhất khi lượngđường trong nước tiểu vượt quá mức bình thường. Tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em, người trưởng thành hay người già do chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều tinh bột và đường làm thay đổi lượng hoocmon insulin do tuyết tụy tiết ra, gây ảnh hưởng tới việc điều tiết glucose trong cơ thể. Người ta chia tiểu đường thành ba loại như sau:
Loại 1
Là loại tiểu đường nghiêm trọng nhất khi cơ thể bạn không tiết ra hoocmon insulin làm cho hệ thống miễn dịch bị tấn công. Người mắc phải tiểu đường loại này cần phải dùng insulin mỗi ngày để cân bằng hệ miễn dịch. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải loại một, tuy nhiên thực tế cho thấy trẻ em và vị thành niên là hai nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Nếu con bạn có hiện tượng ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân nhanh chóng, mờ mắt, chậm phát triển thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề với loại bênh này, vì vậy hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
oại 2
Ít nghiêm trọng hơn và phổ biến hơn loại 1, bệnh xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc sử dụng không tốt insulin. Người trung niên và người già là hai nhóm người dễ mắc loại 2 nhất, tuy nhiên gần đây bệnh còn xuất hiện ở cả người dưới 30 tuổi, thậm chí cả trẻ em.
Tiểu đường thai kì
Một số phụ nữ khi mang thai sẽ bị bệnh tiểu đường, thường bệnh sẽ hết sau sinh, song một số trường hợp bệnh lại phát triển thành loại 2 nên phải thường xuyên kiểm tra để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh khác về tim, thận, mắt, hệ thần kinh, chân, tay,… và bệnh tiểu đường không chữa trị được triệt để nên bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ sống lành mạnh như:
- Ăn nhiều chất sơ, ăn chậm, đủ và đúng bữa
- Ngủ đủ và đúng giấc
- Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích
- Thư giãn tinh thần
- Thường xuyên vận động.