Bảng chi tiết các lần khám thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, đo độ mờ gáy, xét nghiệm triple test, đường huyết, siêu âm 3D, 4D từ tuần thứ 8 đến khi sanh theo gợi ý của bác sĩ sản khoa.
Vì sao bà bầu cần khám thai, xét nghiệm, siêu âm định kỳ?
Bước vào giai đoạn thai kì, các mẹ bầu sẽ được chỉ định tiến hành làm một số xét nghiệm quan trọng để kiểm tra sự phát triển từng ngày của thai nhi qua từng mốc thời gian. Và lần khám thai lần đầu chính là thời điểm quan trọng để bác sỹ xác định trước tuần tuổi của thai nhi. Sau đó là các xét nghiệm như đo độ dày vai gáy, siêu âm 4D, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm trước khi sinh,…đều là những xét nghiệm khá quan trọng trong thời gian chị em mang thai.
Nếu không thực hiện những phương pháp xét nghiệm ấy sẽ không thể biết được thai nhi trong bụng tiến triển ra sao hay có những biến chứng bất lợi gì để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Bài viết chia sẻ kiến thức mang thai kì này sẽ giúp các chị em biết được những xét nghiệm khi mang thai được tiến hành cụ thể ra sao. Hãy cùng chuyên mục mang thai của Baodinhduong.com tham khảo những thông tin bên dưới đây để biết được các xét nghiệm mang thai được thực hiện như thế nào nhé!
Khám thai lần đầu khi nào?
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.
Khi phát hiện có thai các mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Bạn nên khám thai trước khi thai được tám tuần tuổi, để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi tránh tình trạng sảy thai. Khám thai lần đầu cũng rất quan trọng vì bác sỹ có thể chuẩn đoán tuổi thai nhi, ngày sinh chính xác hơn các tháng giữa và cuối của thai kỳ. Bên cạnh việc khai báo các thông tin về sức khoẻ của mình cho bác sỹ biết, các mẹ cũng sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết cơ bản như:
- Khám tổng quát: Cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa… xét nghiệm huyết trắng, tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây lan qua đường TD hoặc các tế bào bất thường để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
- Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, xác định xem bạn có thiếu máu hay không, ngoài ra còn phát hiện được một số bệnh như viêm gan B, HIV để kịp thời can thiệp tránh lây bệnh cho con.
- Thử nước tiểu: để biết bạn có mắc bệnh về đường tiêt niệu và một số bệnh khác hay không. Điều này giúp mẹ và bé an toàn hơn trong suốt thai kỳ vì thế, nếu các bác sỹ không chỉ định, các mẹ bầu cũng nên chủ động đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết nhé.
Các xét nghiệm cần làm trong 9 tháng thai kỳ
Đo độ mờ da gáy
- Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ). Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.
- Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol). Xét nghiệm này được thực hiện để xác định nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và các khiếm khuyết ống thần kinh.
- Với kết quả 1/200 thì nguy cơ trisomy 21 là 60%, nếu mẹ dưới 35 tuổi và 75% nếu mẹ trên 35 tuổi.
- Với kết quả 1/100, nguy cơ thai nhi bị trisomy 18 cao gấp 99-100 so với thai nhi có kết quả thấp hơn. Nhưng không phải các trường hợp nguy cơ cao đều là thai nhi bất thường.
Xét nghiệmTriple test
- Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.
- Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó. Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…
Siêu âm thai – Siêu âm 3-4 chiều – Lịch siêu âm thai
Siêu âm 3-4 chiều thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau:
- Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay.
- Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non.
- Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm.
Xét nghiệm đường huyết khi mang thai
Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường. Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản.
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường khi mang thai
Lịch khám thai, siêu âm, uống thuốc ĐẦY ĐỦ NHẤT
Lần 1 | Tuần thứ 5 | – Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) |
Lần 2 | Tuần thứ 8 | – Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) |
Lần 3 | Tuần thứ 12 | – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần) |
Lần 4 | Tuần thứ 16 | – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Xét nghiệm máu (Tripple test) – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống canxi, sắt và magie B6 – Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần) |
Lần 5 | Tuần thứ 20 | – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống thuốc canxi, sắt, magie B6 – Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày) |
Lần 6 | Tuần thứ 22 | – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày) |
Lần 7 | Tuần thứ 26 | – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng – Uống thuốc canxi, sắt, magie B6 – Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày) |
Lần 8 | Tuần thứ 30 | – Xét nghiệm máu, thử tiểu– Làm thủ tục đăng ký đẻ – Tiêm phòng uốn ván (AT1) – Khám thai, siêu âm 2D – Uống vi chất dinh dưỡng – Uống canxi, sắt – Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh |
Lần 9 | Tuần thứ 32 | – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)– Khám thai – Thử tiểu – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Lần 10 | Tuần thứ 34 | – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Tiêm phòng uốn ván (AT2) – Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Lần 11 | Tuần thứ 36 | – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Lần 12 | Tuần thứ 38 | – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Lần 13 | Tuần thứ 39 | – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Lần 14 | Tuần thứ 40 | – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt |
Siêu âm nhiều khi mang thai có sao không?
Hiện nay, ngành y tế ngày càng phát triển và hiện đại nên việc khám thai trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Chính vì thế mà nhiều sản phụ khi mang thai vì mong muốn được nhìn thấy hình ảnh con nên đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều không cần thiết, 7 lần là đủ.
yen viết
Toi co bau so lo ba da uong thuoc trang thai khan cap di kham bac si bao thai van phat trien binh thuong vay toi muon di xet bghiem nen lam tu tuan thu may theo chu ki kinh hay theo tuoi thai ma bac si sieu am a