Thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc bệnh tay chân miệng và có nhiều ca nặng đã tử vong. Vì thế các mẹ hãy học cách điều trị bênh tay châm miệng ngay tại nhà để bảo vệ bé yêu tránh khỏi bàn tay tử thần nhé. Dưới đây là mốt số cách chữa bệnh tay chân miệng tại nhà các mẹ có thể tham khảo.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh lây truyền từ người này qua người khác do vi khuẩn đường ruột gây nên. Nhóm virut Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) là tác nhân gây bệnh thông qua đường nước bọt, dịch bọng nước, dịch tiết mũi họng và cả phân của người nhiễm bệnh nữa.
Đối tượng thường mắc bệnh: Trẻ em dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ nhiễm virut này. Môi trường tốt để bùng phát là khoảng tháng 9 đến tháng 12 và tháng 3 đến tháng 5.
Hậu quả: Những trẻ em mắc bệnh nặng thường biến chứng tới viêm màng não, viêm cơ tim và phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu như cha mẹ không có cách triều trị bệnh tay chân miệng kịp thời.
Một số dấu hiệu quả bệnh: Nổi mẩn đỏ trên da và ít ngày sau nó thành những bọng nước nhưng bé không bị đau hay ngứa gì. Bị loét miệng và những vết loét đó khoảng 4-8mm, loét cả trong và ngoài miệng. Những dấu hiệu này cha mẹ cứ nhầm tưởng bé bị loét thông thường nên rất chủ quan.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả
Nếu như cha mẹ có cách điều trị bệnh tay chân miệng kịp thời thì chỉ trong vòng 7 – 10 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn, vì bệnh này không có vắc xin phòng hay thuốc chữa.
- Cách ly trẻ ngay khi có dấu hiệu: Vì bệnh dịch này có thể lây lan qua các tuyến nước bọt, tiết mũi họng … Nên khi bé mà mắc bệnh thì hãy cho bé nghỉ học và ở nhà để điều trị kịp thời.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé: Các mần đỏ hình thành bọng nước rất dễ lây và gây nhiễm trùng da nên mẹ hãy vệ sinh thân thể bé thường xuyên. Các vật dụng của bé mẹ cũng nên sát khuẩn sạch để tránh trường hợp tái nhiễm bệnh.
- Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng: Khi bị bệnh thì cơ thể bé mất rất nhiều nước nên hãy bổ sung đủ nước cho bé. Sử dụng các đồ uống thanh lọc tốt giúp làm dịu miệng và họng. Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, nhưng mẹ không nên cho bé ăn đồ cay nóng và nhiều chất axit. Nếu như bé không ăn không uống thì đưa bé ngay đến bác sĩ để kiểm tra.
- Các vết bọng trên da bé không nên nặn mẹ nhé, vì vết bọng đó là nguyên nhân gây bệnh, nếu nặn thì nước tràn ra da và lấy nhiễm trên diện rộng. Bên cạnh đó, những đồ dùng như bình sữa, thìa chén bát bé dùng các mẹ khử qua nước sôi để diệt khuẩn.
Đối với những trường hợp bé không chịu ăn uống gì và nhiệt độ càng tăng lên thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Không nên tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc tùy tiện khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp làm giảm bớt căn bệnh tay chân miệng ở bé. Chúc các mẹ áp dụng thành công!