Mắt mờ, chóng mặt, ù tai là triệu chứng của: bệnh về máu (tăng áp huyết, tuột áp huyết), bệnh về tai, rối loạn tiền đình, dị ứng thuốc hoặc sử dụng chất kích thích và một số bệnh khác bên dưới.
5 nguyên nhân gây chóng mặt ù tai
Tình trạng ù tai chóng mặt đang trở nên rất phổ biến hiện nay và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ù tai chóng mặt như do chấn thương sọ não, do các bệnh tai, do mệt mỏi, áp lực, căng thẳng,…
1/ Chóng mặt ù tai do các bệnh về tai
Một số bệnh liên quan đến tai như viêm màng nhĩ bên ngoài, dị vật ngoài tai, dáy tai nhiều gây tắc, viêm tai giữa cấp và mãn tính, xơ cứng tai, thủng màng nhĩ,… đều có thể dẫn tới chứng ù tai chóng mặt.
Tình trạng ù tai chóng mặt đang trở nên rất phổ biến hiện nay và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ù tai chóng mặt như do chấn thương sọ não, do các bệnh tai, do mệt mỏi, áp lực, căng thẳng,…
2/ Do các chứng bệnh mạch máu
Các bệnh mạch máu như rối loạn tuần hoàn máu, giãn tĩnh mạch tai, u hình cầu tĩnh mạch cổ, u mạch máu,… gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu nuôi não và tai, từ đó dễ dẫn tới tình trạng ù tai và chóng mặt. Đặc biệt, nếu tai trong bị thiếu máu thì tình trạng này còn trở nên trầm trọng hơn kèm theo triệu chứng nôn ói.
3/ Chấn thương gây triệu chứng chóng mặt ù tai
Những chấn thương vỡ nền sọ vừa gây ảnh hưởng đến tai vừa ảnh hưởng đến não bộ, dễ gây ra tình trạng chóng mặt, nôn ói, ù tai. Tình trạng này sẽ kéo dài vào tuần rồi dần thuyên giảm do có sự bù trừ của tai đối bên.
Một số bệnh liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh thực vật, triệu chứng tiền kỳ trúng phong, thiếu máu não, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng ù tai chóng mặt.
4/ Do tác dụng phụ của thuốc
Theo các chuyên gia cho biết, có một số loại thuốc trong quá trình sử dụng để điều trị bệnh có thể dẫn tới chứng ù tai, sụt giảm thính giác, chóng mặt, khó chịu như Steptômicin, Gentamicin, …. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc.
Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, áp lực, stress cũng là các nguyên nhân dễ dẫn tới tình trạng ù tai chóng mặt. Hiện tượng này thường gặp nhiều ở dân văn phòng.
5/ Chóng mặt ù tai do thường xuyên sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ dẫn tới tình trạng ù tai chóng mặt. Nguyên nhân là do khi hút thuốc lá hàm lượng oxy trong máu giảm, trong khi đó vi tế bào trong tai lại hết sức nhạy cảm với oxy và não cần được cung cấp đủ máu để hoạt động. Do vậy, để hạn chế và khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Chóng mặt ù tai do chứng rối loạn tiền đình
BS.Nguyễn Thanh Xuân cho biết, rối loạn tiền đình trung ương là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế thì bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
- Chóng mặt là biểu hiện thường gặp nhất;
- Mất thăng bằng, đi đứng không vững;
- Thường có cảm giác người yếu ớt, mệt mỏi;
- Mắt mờ khi cử động cổ và đầu;
- Thấy buồn nôn, muốn ngất;
- Thiếu tập trung;
- Ù tai.
- Ngồi xổm quá lâu khi đứng lên sẽ hoa mắt chóng mặt.
- Mất ngủ,…
Đặc biệt, cần lưu ý tới những biểu hiện triệu chứng sau vì chúng có nguy cơ phát triển thành các bệnh nặng (tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa sơ cứng,…) :
- Xuất hiện những cơn nhức đầu đột ngột;
- Mờ mắt nhìn sự vật không rõ.
- Thính giác giảm;
- Mất khả năng định hướng về không gian và thời gian;
- Khó khăn trong việc nói; -tay chân thường xuyên run rẩy;
- Mất thăng bằng cơ thể-muốn ngã.
- Các đầu ngón chân, tay có cảm giác tê dại.
- Tức ngực, nhịp tim thất thường…
- Trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn
- Chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, nôn dữ dội, mở mắt ra thấy mọi vật quay cuồng đảo lộn…
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ chọn được hướng điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, trường hợp nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó người bệnh cần luyện tập để cải thiện bệnh tình hoặc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đối với người bình thường.
Biện pháp phòng ngừa
Do đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa cho bản thân, thể hiện qua lối sống hàng ngày. Do vậy, giới chuyên khoa vẫn thường đưa ra những lời khuyên trong quá trình điều trị như:
- Làm việc bằng mắt phải tuân theo luật 50/10, nghĩa là làm 50 phút phải nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do vì sao trong giáo dục người ta chia thời gian học bằng một tiết 45 phút.
- Tập những môn thể dục thể thao có chấn động dưới gót chân.
- Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
- Trong cuộc sống đừng quá cầu toàn mà nên cố gắng lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Phương pháp điều trị chứng chóng mặt ù tai
Các hoạt chất điều trị triệu chứng chóng mặt hay được sử dụng: Acetyl – DL – leucine: 500mg (ống tiêm, viên nén). Thuốc có tác dụng tốt đối với tất cả các trường hợp chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng thuốc tiêm hoặc uống, thời gian điều trị tùy theo diễn biến lâm sàng. Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc và trong trường hợp có thai.
- Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm, viên nén). Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân chóng mặt có kèm theo buồn nôn và nôn.
- Meclozine: viên nén 25mg, thuốc có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.
- Bétahistine dichlorhydrate viên nén 8mg, 16mg. Thuốc có thể dùng kéo dài từ 2 – 3 tháng, tùy từng trường hợp. Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, u tủy thượng thận, loét dạ dày – tá tràng tiến triển, phụ nữ có thai.
- Trimetazidine chlorhydrate viên nén 35mg. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên dùng thuốc trong thời gian có thai và cho con bú.
- Flunarizine: Thuốc được chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và điều trị triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. Chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Các thuốc có tác dụng giãn mạch: ginkgo biloba viên nén 40mg; piracetam ống tiêm 3g hoặc viên nén 800mg.
Dẫn chất dihydroergotamin: được chỉ định trong trường hợp chóng mặt do hạ huyết áp tư thế hoặc nhức đầu Migraine. Chống chỉ định khi quá mẫn với thành phần của thuốc. Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Thuốc an thần kinh được sử dụng phối hợp trong vài ngày đầu để giảm triệu chứng lo lắng của bệnh nhân.
theo suckhoedoisong, baosuckhoe
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.