Thay đổi thời tiết khiến các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường bị ho. Lúc này hệ hô hấp của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu để chống chọi lại các tác nhân bên ngoài nên trẻ thường bị ho kèm theo đờm. Vậy ho có đờm kéo dài ở trẻ sơ sinh, mẹ phải làm sao? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc bé bị ho mà không cần dùng đến thuốc.
Nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh
Đờm là một dịch tiết có trong đường hô hấp gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu,… chúng được tống ra theo đường hô hấp nhờ phản xạ ho. Đờm có ở họng, mũi thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do cơ thể mới làm quen với sự thay đổi đột ngột từ cơ thể mẹ ra bên ngoài.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho kèm theo đờm trong cổ họng là do chất nhầy trong bụng mẹ còn sót lại sau sinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng có đờm ở trẻ sơ sinh đó là:
– Cảm cúm: Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh thiếu tháng thì hệ miễn dịch vẫn còn yếu nên cơ thể bé khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị ho và làm tăng tiết dịch nhầy trong cổ họng bé.
– Viêm phế quản, viêm phổi: Nếu bé bị cảm không kịp thời điều trị sẽ xâm nhập sâu vào đường hô hấp gây ra triệu chứng ho có đờm, kèm sốt, khó thở, đờm có màu vàng hoặc màu xanh.
– Dị ứng: Khói thuốc, thực phẩm, thời tiết, phấn hoa,… cũng là nguyên nhân gây kích thích tiết dịch nhày ở đường hô hấp của trẻ khiến trẻ khó thở, ho kéo đờm.
Ho có đờm kéo dài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Ho có đờm kéo dài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tháng bị ho lâu kèm đờm kéo dài mà không bị sốt hay dị ứng thì mẹ không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa tốt nên mẹ cần tránh để ho có đờm quá lâu dễ bị viêm phế quản, viêm phổi. Về lâu dài khiến cho cơ thể bé yếu ớt, chậm lớn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho có đờm
1. Lá hẹ chưng đường phèn
Lá hẹ được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng bổ can thận và làm ấm gối. Vì thế, mọi người thường dùng lá hẹ để chữa các bệnh như đi tiểu nhiều, mộng tinh,… đặc biệt là trị ho ở trẻ hiệu quả.
Cách làm: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch rồi cho vào bát thêm một ít đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút, chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày cho bé uống 2 – 3 thìa cà phê, thực hiện liên tục trong 2 ngày đờm sẽ tan dần.
2. Chanh đào hấp cách thủy
Để trị ho cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho bé uống chanh đào. Mẹ hãy ngâm chanh đào với muối và đường phèn rồi đem chưng cách. Cách làm: Mẹ hãy thái chanh đào thành từng miếng nhỏ cho vào chén rồi cho thêm đường vào chén và hấp khoảng 15 phút rồi cho bé uống.
3. Lá húng chanh trị ho có đờm
Lá húng chanh có thành phần chủ yếu là cavaron – đây là thành phần có công dụng làm tiêu đờm, trị độc rất tốt dùng cho trẻ sơ sinh. Cách làm: Lấy 10 lá húng chanh rửa sạch rồi giã dập cho 10ml nước sôi vào ngâm để tinh dầu được tan ra. Vắt lấy nước cho bé uống 2 lần trong ngày. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm ít đường phèn vào chưng cất cho bé dễ uống hơn.
4. Quả lê
Theo đông y, quả lê có tính hàn bổ phế, vị ngọt giúp trẻ hết ho, tiêu đờm. Cách làm: Lấy 100gr lê cắt thái nhỏ rồi bỏ vào nồi nấu nhừ, lọc lấy nước và cho thêm một chút đường phèn vào nấu sôi để nguội. Cho bé uống ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Chăm sóc trẻ sơ sinh có đờm
Việc mẹ nên làm:
– Nên cho bé uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm, tống ra ngoài được dễ dàng hơn.
– Bổ sung dưỡng chất cho mẹ để nhằm tăng sức đề kháng cho con thông qua đường sữa mẹ.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
– Lựa chọn quần áo phù hợp cho trẻ thoải mái, giữ ấm vào mùa đông.
– Bạn nên bế bé theo tư thế đầu trẻ cúi xuống đầu gồi mình rồi vỗ nhẹ nhàng lưng để đẩy đờm ra ngoài.
Những điều cần tránh:
– Mẹ tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Mẹ không nên dùng các chất kích thích, ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ trong thời gian cho con bú.
– Thời tiết lạnh cần tăng cường giữ ấm cổ để tránh tình trạng viêm mạc ở cổ họng khiến đờm kéo dài.
Ho có đờm kéo dài ở trẻ sơ sinh mẹ phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị đờm không quá nguy hiểm tuy nhiên mẹ không nên chủ quan vì có thể làm bệnh của con nặng khó kiểm soát. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên sẽ mẹ xử lý con bị đờm hiệu quả hơn tại nhà.