Tháng cuối cùng của thai kỳ chính là thời điểm vô cùng quan trọng và nhạy cảm. Cùng với niềm mong ngóng, hồi hộp sắp được chào đón thiên thần nhỏ thì các bà mẹ trẻ cũng phải đối mặt với khá nhiều lo lắng. Đặc biệt là thắc mắc không biết tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần
Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ
Đây chính là thời điểm mẹ bầu có những thay đổi về ngoại hình rõ ràng nhất, cụ thể là: cân nặng của mẹ tăng lên theo từng tuần, có khi mỗi tuần mẹ tăng 1 kg cũng là bình thường, nhìn mẹ sẽ nặng nề hơn hẳn bởi cái bụng to quá khổ. Nhiều thai phụ cũng bắt đầu xuất hiện các đốm tàn nhang trên da, các vết rạn ở đùi, hay bụng sẽ rõ nét hơn rất nhiều. Cũng có trường hợp thai phụ bị sưng phù chân tay. Theo quan niệm dân gian thì nếu như bị xuống chân 3 lần sẽ sinh em bé.
Ngoài những thay đổi có thể nhìn thấy bên ngoài thì tinh thần của mẹ bầu lúc ở tháng cuối thai kì cũng mệt mỏi và dễ cáu gắt. Kích thước chiều dài đáy tử cung đã rơi vào hơn 3cm, tử cung to sẽ gây áp lực lón lên phổi, dạ, dày làm tim đập nhanh hơn, đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở sau khi vận động nhiều hoặc bị ợ chua. Với những mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày thì tình trạng này sẽ diễn biến tệ hơn.
Vào tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy những cơn gò sinh lý. Chúng diễn ra trong khoảng dưới 20 giây. Đây được xem là sự tập dượt cho cuộc vượt cạn sắp tới. Tuy nhiên nếu như cơn co diễn ra lâu hơn và liên tục thì rất có thể nguyên nhân do mẹ bầu mắc 1 căn bệnh nào đó như tiền sản giật. Mẹ bầu cần nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
Tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần
Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thai thứ 30, mỗi tuần một lần tuwd tuần thai thứ 36
Cần phải cân, đo huyết áp, cũng như theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
Mẹ cần thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non. Mẹ cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ cho những thăm khám này.
Siêu âm giúp đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
Từ 35 tuần trở đi, thời gian khám mỗi lần của mẹ bầu sẽ tăng lên do cần đo biểu đồ tim thai và cơn gò.
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ chưa xét nghiệm máu tổng quát thì đến giai đoạn này, mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…
Chúc mẹ bầu và bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé.