Bà bầu mang thai tháng cuối cần ăn nhiều chất đạm, tinh bột vừa đủ, tăng cường khoáng chất, sắt & canxi, đây là những chất cần thiết cho trẻ phát triển thể trạng trước khi lọt lòng mà mà dung nạp ít, không sợ bị béo!
Mang thai cần tăng bao nhiêu kg?
Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài kg. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.
Vì sao bà bầu cần tăng cân?
Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.
Bà bầu cần tăng bao nhiêu kg trong từng giai đoạn là hợp lý?
- Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg
- Tam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng
- Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng
Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối mà không bị béo?
Tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ đối diện với nguy cơ thai to dẫn đến sinh khó, phải mổ lấy thai ngoài ý muốn cũng như dễ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Chưa kể đến những trường hợp mẹ tăng cân vượt chuẩn mà con sinh ra vẫn còi cọc. Vậy phải ăn như thế nào để con phát triển đủ cân, khỏe mạnh trong khi mẹ vẫn gọn gàng?
- Ưu tiên đạm: Một chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp bé phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu trong khi không khiến mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Chế độ ăn nghèo chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu, thể trọng não nhẹ, số lượng tế bào não ít, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của thai nhi. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn thừa đạm sẽ làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể đấy mẹ nhé.
- Ăn vừa đủ đường và tinh bột: Rất nhiều chị em có quan điểm sai lầm rằng khi mang thai phải ăn càng nhiều cơm càng tốt để con khỏe. Thực tế là cách này chỉ khiến mẹ nhanh tăng cân mà thôi. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần ăn 2-3 chén cơm, cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối. Buổi sáng, mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.
Đa số chị em bầu có thói quen ăn nhiều hoa quả, điều này là tốt nếu bạn biết ăn vừa phải và chọn loại quả không quá nhiều đường sẽ khiến mẹ nhanh béo và dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, nên chọn những trái cây nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
- Bổ sung thêm gạo lức/ngũ cốc: So với gạo trắng, gạo lức/ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.
- Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo: Tuy chưa có kết luận cụ thể nhưng nhiều mẹ đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén nếu cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, các mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai,…
Một chế độ dinh dưỡng tốt khi mang thai cần đầy đủ và cân bằng các chất, vì vậy, dù với lý do nào đi nữa, mẹ cũng cần ăn đủ các nhóm thực phẩm đạm, đường, bột, béo và rau củ quả, trái cây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé!
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.