Gò bụng khi mang thai là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ mang thai nhưng trong một số trường hợp ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ khi có triệu chứng chảy máu âm đạo…
Gò bụng khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng. Nếu bạn nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau lưng chảy máu âm đạo thì đừng lo lắng quá nhé! Hầu hết các bà mẹ mang thai đều có triệu chứng đa thường trong thai kì nhưng sẽ nhẹ hơn khi em bé chào đời. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến thai phụ bị cứng bụng
- Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
- Xương thai nhi phát triển: Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
- Hiện tượng táo bón: Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.
- Cảm xúc của mẹ: Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.
Gò bụng khi mang thai có thể gây sinh non
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, cơn co dọa sinh non thường là 5-10 phút xuất hiện một lần kèm ra huyết, đau bụng.
Một độc giả bày tỏ lo lắng: “Hiện tại em mới mang thai được 25 tuần 3 ngày thôi các chị ạ. Nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, em thường xuyên thấy xuất hiện cơn gò ở bụng. Em bé gò mạnh đến nỗi bụng em cứng lại, em sờ lên bụng thì thấy khá cứng. Mỗi ngày có đến 3-4 cơn gò. Mà mỗi cơn gò lại làm em đau nhói bụng, cửa mình như muốn mở ra”
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội) cho biết: “Khi thai đã ở những tháng cuối hoặc 25 tuần như bà bầu hỏi sẽ có những cơn co nhất định. Tuy nhiên, nếu cơn co đó chỉ xuất hiện một vài lần rồi biến mất hoặc tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy có xuất hiện cơn gò cứng bụng thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên với bà bầu này có 3-4 cơn gò cứng bụng trong một ngày kèm triệu chứng đau nhói bụng cần phải đi khám ngay để được bác sĩ có những chỉ định”.
Theo lời bác sĩ Dung, cơn co dọa sinh non thường là 5-10 phút xuất hiện một lần kèm ra huyết, đau bụng. “Với trường hợp bà bầu nói trên đi khám bác sĩ, nếu kết luận không phải dọa sinh non thì sẽ được bác sĩ kê thuốc để giảm cơn co. Lưu ý các bà bầu khi xuất hiện cơn gò cứng bụng dù tần suất thế nào cũng cần đi khám bác sĩ để yên tâm”, bác sĩ Dung nói thêm.
Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần lưu ý không sờ tay vào bụng, xoa bụng vì có thể gây cơn co tử cung dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, việc xoa đầu ngực trong thai kỳ cũng không được. Nguyên tắc trong thời kỳ mang thai là không ra máu, không ra nước và không có cơn co tử cung. Khi xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu nêu trên cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức.
Trong tư vấn gần đây, bác sĩ Trần Việt Cường (Trường khoa sản thường, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM), nguyên nhân của sinh non có nhiều như nếu đã sinh non một lần thì lần tiếp theo sẽ có nguy cơ cao về sinh non, cổ tử cung bị hở bẩm sinh, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần. “Đặc biệt, việc bị té ngã, tác động mạnh từ bên ngoài lên bụng cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non”, bác sĩ Cường lưu ý.
Dấu hiệu sinh non có thể nhận ra là xuất hiện hiện tượng đau bụng khi chưa đến ngày dự sinh, có nhớt và dịch từ âm đạo… khi có những dấu hiệu này cần đưa ngay thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.
“Có 2 thời điểm để kiểm tra nguy cơ sinh non với thai phụ. Đó là 3 tháng đầu kiểm tra eo cổ tử cung xem có bị hở bẩm sinh hay không. Còn 3 tháng giữa thai kỳ cũng sẽ kiểm tra vấn đề này, nếu bị hở sẽ được chỉ định của bác sĩ, có thể sẽ khâu eo tử cung”, bác sĩ Cường lưu ý.
Gò bụng sinh lý và gò bụng chuyển dạ khác nhau điểm nào?
Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự. Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý có thể rất đáng sợ, đặc biệt là cường độ của chúng sẽ tăng dần gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý và các cơn gò chuyển dạ.
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ trong khoảng 30 đến 60 giây, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks (cơn đau giả). Chúng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai, thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể bắt đầu xuất hiện vào quý thứ hai và không phải mẹ bầu nào cũng sẽ trải nghiệm chúng.
Một số thông tin dưới đây sẽ giúp chị em nhận biết rõ ràng cơn gò sinh lý Braxton-Hicks và cách giảm bớt khó chịu do cơn chuyển dạ giả gây ra.
Phân biệt cơn gò Braxton-Hicks và các cơn gò chuyển dạ
Dấu hiệu của cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Những cơn gò này thường không gây đau đớn và không xảy ra đều đặn. Không giống các cơn gò chuyển dạ diễn ra nhịp dàng, đều đặn, cơn gò sinh lý không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”. Mặt khác, khi mẹ bầu chuyển dạ thật sự, các cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn còn cơn gò Braxton-hicks lại có xu hướng biến mất khi bạn đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.
Đối với các cơn gò chuyển dạ, mỗi mẹ lại có cảm nhận khác nhau. Dưới đây là một số nhận xét chung được rút ra từ kinh nghiệm của các mẹ đã sinh nở, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có tất cả những dấu hiệu, phản ứng này nhé!
- Cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng.
- Chúng gây căng cơ ở vùng xương chậu.
- Cơn gò chuyển dạ khiến một số mẹ bị đau lườn hoặc đau đùi.
- Một số mẹ miêu tả các cơn co thắt chuyển dạ thực sự tương tự như cơn đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc đau bụng tiêu chảy.
Cơn gò chuyển dạ xảy ra đều đặn và có thể kéo dài 30 đến 70 giây (trung bình khoảng một phút). Một số dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp cơn gò chuyển dạ chứ không phải cơn gò sinh lý là đợt co thắt cách nhau 5 đến 10 phút hoặt ít hơn, có nhiều hơn 5 cơn gò trong một giờ; đau liên tục, thường xuyên ở lưng hoặc bụng dưới; căng cơ ở xương chậu hoặc âm đạo, cảm giác như đau bụng kinh hoặc đau bụng tiêu chảy, chảy máu, chảy dịch lỏng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/em-go-trong-bung-co-sao-khong/
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.