Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là đường kính chu vi đầu của bé, để xác định trọng lượng thai và các chỉ số khác, nhận biết thai có phải mổ không, có phát triển bình thường không.
Đường kính lưỡng đỉnh là gì?
Đường kính lưỡng đỉnh (BDP) là đường kính lớn nhất đo ở mặt cắt ngang hộp sọ – từ trán ra sau gáy của thai nhi, hay hiểu một cách đơn giản thì đường kính lưỡng đỉnh là đường kính chu vi đầu của bé. Khi thai nhi 13 tuần tuổi thì có thể xác định chỉ số đường kính lưỡng đỉnh và các chỉ số quan trọng khác thông qua siêu âm.
đường kính lưỡng đỉnh
Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi chuẩn bị ra đời vào khoảng 88 – 100mm, trung bình là 94mm, cao hơn sẽ được coi là to. Nếu đường kính lưỡng đỉnh quá to thì khả năng cao mẹ bầu sẽ phải sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu – con so.
Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?
Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi chuẩn bị ra đời vào khoảng 88 – 100mm, trung bình là 94mm, cao hơn sẽ được coi là to. Nếu đường kính lưỡng đỉnh quá to thì khả năng cao mẹ bầu sẽ phải sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu – con so.
Thông thường, từ tuần 12 cho đến khi bé ra đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5cm đến 9,0cm.
Cụ thể, mẹ có thể xem bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh dưới đây.
Tuổi thai (Tuần) | Đường kính lưỡng đỉnh (cm) | Tuổi thai (Tuần) | Đường kính lưỡng đỉnh (cm) |
13 | 21 | 27 | 68 |
14 | 25 | 28 | 71 |
15 | 29 | 29 | 73 |
16 | 32 | 30 | 76 |
17 | 36 | 31 | 78 |
18 | 39 | 32 | 81 |
19 | 43 | 33 | 83 |
20 | 46 | 34 | 85 |
21 | 50 | 35 | 87 |
22 | 53 | 36 | 89 |
23 | 56 | 37 | 90 |
24 | 59 | 38 | 92 |
25 | 62 | 39 | 93 |
26 | 65 | 40 | 94 |
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh mà còn sử dụng 3 chỉ số khác để đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác về sự phát triển của thai nhi:
- Chu vi vòng đầu (HC)
- Chu vi vòng bụng (AC)
- Chiều dài xương đùi (FL)
Phối hợp các chỉ số này sẽ giúp đánh giá toàn diện sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, cho mẹ một cái nhìn rõ ràng rằng mình đã đi đến giai đoạn nào của thai kỳ. Số đo đường kính lưỡng đỉnh cũng giúp đánh giá tình trạng phát triển não bộ của thai nhi.
Tính trọng lượng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh
Thông qua chỉ sốđường kính lưỡng đỉnh mà chúng ta có thể xác định được tuổi thai, trọng lượng thai, đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi.
Dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chúng ta có thể tính trọng lượng thai nhi theo 2 công thức sau:
- Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
- Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Các mẹ bầu lưu ý công thức này thường chỉ được tính khi thai nhi chuẩn bị chào đời mới càng chính xác, không áp dụng khi thai nhi còn quá nhỏ có chỉ số lưỡng đỉnh dưới 60mm.
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đường kính lưỡng đỉnh là gì cũng như biết được cách tính tuổi và trọng lượng của thai nhi dựa vào đường kính lưỡng đỉnh. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc biết được phần nào sự bất thường của hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!