Điều trị dị ứng nổi mề đay mãn tính bằng thuốc chứa thành phần histamine, kết hợp với tìm ra nguyên nhân và hạn chế tác nhân gây bệnh. Ngứa do mề đây là bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn nếu không biết nguyên nhân thực sự của bệnh
Dị ứng nổi mề đay phải làm sao?
Hỏi: Tôi bị mề đay từ năm 2024. Bệnh mề đay khiến tôi bị ngứa ngáy, khó chịu và mất ngủ. Tôi nên làm gì để giảm nhanh cơn ngứa ngáy khi bị mề đay? Có cách nào để trị dứt điểm mề đay không? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi!
Trả lời cách trị dị ứng nổi mề đay theo khoa học
TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:
Chào bạn!
Mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một căn bệnh về da khá phổ biến ngày nay. Người bị mề đay có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài như nổi sẩn đỏ trên da và ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, cũng có thể xuất hiện vào buổi chiều tối hoặc cả ngày. Khoảng 40% bệnh nhân mề đay có triệu chứng phù mạch, sưng tay chân.
Trường hợp của bạn đã bị mề đay từ năm 2024, có thể bạn đang bị mề đay mạn tính. Mề đay mạn tính là tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn). Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nổi mề đay mạn tính, nhưng theo họ mề đay mạn tính có liên quan đến các bệnh tự miễn như bệnh celiac (một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch), viêm khớp dạng thấp (bệnh gây sưng, đau các khớp), bệnh đái tháo đường type 1, bệnh tuyến giáp (10% bệnh nhân bị mề đay mạn tính do bệnh tuyến giáp).
Bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Ngoài các bệnh tự miễn thì thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay. Bởi vậy bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, nên hạn chế các thực phẩm chứa gluten. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, thời tiết cũng có thể là yếu tố khiến bệnh mề đay bùng phát.
Rất khó để điều trị chứng mề đay. Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được kê đơn các loại thuốc kháng histamine. Để thuốc histamine hoạt động hiệu quả, người bệnh nên uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ. Không được tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh đỡ hơn. Nếu thuốc kháng histamine không giúp cải thiện bệnh dù bạn đã uống liên tục với liều cao thì nên khám bác sỹ chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc khác.
Người bị mề đay cũng nên tránh sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen vì chúng làm các triệu chứng mề đay nặng hơn. Bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi steroid để cải thiện tình trạng ngứa. Tuy nhiên, các loại kem này có thể làm mỏng da, bởi vậy bạn nên hạn chế sử dụng.
Ngoài kem bôi steroid, bạn cũng có thể sử dụng các loại steroid dạng uống, thường là thuốc prednisolone. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trong thời gian dài vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân, tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường type 2.
Nếu các liệu pháp trên không có hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch như omalizumab, cyclosporine và hydroxychloroquine. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải tham khảo ý kiến của bác sỹ.