Đi tiểu ra máu khiến bạn cảm thấy đau rát, khó chịu và mệt mỏi vì phải đi nhiều lần. Đi tiểu ra máu là hiện tượng của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Đi tiểu ra máu là hiện tượng của bệnh gì?
Đi tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu có hồng cầu, khi đó nước tiểu sẽ có màu hồng hoặc màu đỏ. Chớ chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của có liên quan đến một số bệnh lý,
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi được hình thành trong bàng quang hoặc sẽ làm rách, trầy xước niêm mạc ở đường tiết niệu và cơ quan có liên quan. Máu từ vết thương này sẽ hòa lẫn vào nước tiểu dẫn đến khi tiểu sẽ có máu.
Triệu chứng sỏi đường tiết niệu: nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc đỏ, buốt, ngắt tiểu, có mùi khác thường. Nguyên nhân gây ra sỏi thận là ăn nhiều muối, uống không đủ nước, bệnh đường tiêu hóa,…
Nhiễm trùng tiểu
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nước tiểu có lẫn máu. Nữ giới thường có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng ở niệu đạo, niệu quản, thận và bàng quang.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu: tiểu buốt, tiểu có mùi, nước tiểu có máu, đau tức thắt lưng hoặc ở vùng chậu.
Lạc nội mạc tử cung
Tiểu ra có máu kèm đau lưng dưới chính là dấu hiệu bạn bị lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra khi các mô lẽ ra sẽ phát triển ở bên trong tử nhưng lại phát triển bên ngoài. Hiện tượng này còn có liên quan đế các vị trí khác như ống dẫn trứng, buồng trứng, lớp lót ngoài tử cung,… có dấu hiệu bất thường. Nếu không điều trị sớm lạc nội tử cung có thể gây vô sinh.
Tiểu ra máu nên uống thuốc gì?
Nếu thấy đi tiểu ra máu, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời để xác định được nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời. Tùy vào kết quả khám bệnh, bác sĩ chỉ chỉ định phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc kháng sinh để làm giảm viêm và ngăn ngừa tái phát của vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, một số thuốc được sử dụng trong trường hợp tiểu ra máu còn có thuốc giảm đau, thuốc trị viêm.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng pháp dân gian
Lá mồng tơi
Mồng tơi là loại ra có tính mát, vị chua, không độc có công dụng giải độc, nhuận tràng rất tốt. Lá mồng tơi được dùng để chữa mỡ trong máu, bệnh đái tháo đường, tiểu buốt ra máu do viêm đường tiết niệu.
Cách làm: Dùng 500g rau mồng tơi rửa sạch, để ráo nước rồi đun với 500ml nước ấm để uống thay trà. Ngoài ra, bạn có thể xào hoặc nấu canh rau mồng tơi để ăn thay đổi.
Phượng vĩ thảo
Theo đông y, phượng vĩ thảo có tính mát, vị ngọt nhạt, hơi đắng có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, trị lị, viêm đường tiết niệu,…
Cách làm: Lấy 30g phượng vĩ thảo sao vàng rồi đun với 500ml nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ 2), sắc đến khi còn một chén để uống. Uống đều đặn khoảng 1 tuần sẽ giúp điều trị viêm đường tiết niệu.
Cây nhọ nồi
Lá nhọ nồi có tính lành, hỗ trợ rất tốt để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bạn chỉ cần rửa sạch 20g lá nhọ nồi rồi giã nát lọc lấy nước rồi hòa chung vào nước dừa non. Chia ra uống ngày 2 lần để đạt hiệu quả.
Rễ tranh
Rễ tranh có tính hàn, thanh nhiệt lợi tiểu, được coi là nhân sâm của người nghèo để chữa viêm đường tiết niệu gây tiểu ra máu.
Cách làm: Sử dụng 20g rễ tranh, rau diếp cá 20g, đinh lăng 10g, hương nhu 5g, kim thảo 10g, kim ngân 10g sao vàng. Tiếp đó cho tất cả nguyên liệu này vào nồi với 500ml đun sôi rồi sắc còn một chén để uống ngày 2 lần.
Để phòng tình trạng tiểu ra máu, cần là gì?
Để phòng tiểu ra máu, bạn cần tuân thủ các cách dưới đây:
- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng rất tốt giúp ngăn ngừa sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ ung thư. Hãy uống mỗi ngày 2 lít nước lọc và nhớ rằng không nên uống nước có cồn nhé.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn có chứa nhiều muối.
- Hãy đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
- Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa chất kiềm.
- Hạn chế hút thuốc lá.
- Ngủ sớm, tránh thức quá khuya.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin để biết thêm hiện tượng tiểu ra máu là bệnh gì và cách điều trị phù hợp. Nếu thấy có các triệu chứng trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.