Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường do rối loạn nội tiết tố hoặc không thể tổng hợp được insulin thường xuất hiện ở người béo phì, có gen tiểu đường tuýp 2. Điều trị tiểu đường trong trường hợp này thường là điều chỉnh khẩu phần ăn giàu chất xơ, giảm bớt tinh bột, tiêm insulin trong trường hợp cần thiết (theo yêu cầu của bác sĩ).
Vì sao phụ nữ mang thai lại bị tiểu đường?
Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.
Ai dễ bị tiểu đường khi mang thai?
- Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
- Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
- Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
Mang thai tuần thì mấy thì phát hiện tiểu đường?
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.
5 dấu hiệu tiểu đường trong thai kỳ
Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
- Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
- Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.
Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.
Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.
Cách điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai toàn diện nhất hiện nay
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường
- Đối với những phụ nữ béo phì được chuẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ thì nên bắt đầu với chế độ ăn 30 kcal/kg/ngày.
- Thực phẩm chứa carbohydrates nên được giới hạn từ 40-50 % trong khẩu phần ăn cho thai phụ.
- Thai phụ cần thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng từ cường độ thấp đến trung bình.
- Thai phụ cần biết cân nhắc có chế độ ăn phù hợp tốt cho mẹ và bé, đồng thời không làm cho đường huyết tăng luôn ở mức bình thường các mẹ cần làm như sau:
- Giới hạn thức ăn nhiều tinh bột
- Ăn 3 bữa nhỏ và từ 1 -3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày
- Ăn nhiều thức ăn giầu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mỳ.
Tiêm insulin trong trường hợp cần thiết
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ theo cách dùng thuốc insulin được chỉ định trong trường hợp chế độ ăn đơn thuần không đưa được đường huyết đạt mục tiêu điều trị. Insulin là sự lưa chọn an toàn và được khuyến cáo với phụ nữ mang thai.
Kết hợp với cách điều trị tiểu đường thai kỳ bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài các cách điều trị tiểu đường thai kỳ trên các chị em nên kết hợp với các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt.
- Dùng 150 g mướp đắng tươi, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, xào lửa to đến khi gần chín thì thêm 100 g đậu phụ, chút muối. Sau đó, tiếp tục dùng lửa to xào đến khi mướp chín. Mỗi ngày ăn một lần, dùng cho thai phụ bị tiểu đường ăn nhiều.
- Lá khoai lang 50 g, bí xanh 100 g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.
- Râu ngô 50 g, nước 1,5 lít, sắc còn một nửa, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng cho bệnh nhân tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.
Tiểu đường thay kỳ là bệnh hay gặp ở mẹ thừa cân, béo phì hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên nhiều mẹ hấp thụ tốt cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ do đó mẹ cần làm đủ các xét nghiệm khi mang thai để sớm kịp thời phát hiện, phòng ngừa là biện pháp tốt nhất nhé!
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.