Đau thốn gót chân có thể là biểu hiện của bệnh: chấn thương gan chấn, viêm nơi bám gân gót, suy tĩnh mạch chi dưới gây đau, thốn, như có kim châm ở vùng da quanh gót chân nhất là vào sáng sớm ngủ dậy.
Nguyên nhân gây đau, thốn gót chân thường thấy là
Đau gót chân là triệu chứng thường gặp nhất ở những người ở tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là phụ nữ và gây ra những cơn đau thốn ở gót chân, khiến việc đi lại khó khăn. Có nhiều nguyên nhân được cho là gây đau gót chân sau đây:
- Do chấn thương vùng gan chân: trước khi vận động, người bệnh không khởi động kỹ càng khiến cân gan chân chưa kịp giãn để thích nghi với việc đi bộ, chạy nhảy. Bên cạnh đó, những người chơi thể thao thường tiếp xúc với mặt sân cứng, thực hiện sai kỹ thuật chân cũng có thể khiến gót chân bị chấn động mạnh.
- Viêm nơi bám gân gót: do gân gan chân bị kéo căng quá mức chịu đựng trong một thời gian dài.
- Suy tĩnh mạch chi dưới: tĩnh mạch ở xương gót bị viêm tắc và ứ nghẽn có thể làm tăng áp lực máu và gây ra hiện tượng căng tức và đau xương ở gót chân.
- Viêm cân gan chân: đây là nguyên nhân chủ yếu thường gây ra tình trạng đau gót chân do cân gan chân bị thoái hóa, mất đi sự mềm dẻo và trở nên chai cứng. Khi viêm cân gan chân lâu ngày có thể làm caxi lắng đọng và tạo thành gai ngọn ở lòng bàn chân hay gót chân.
- Những người bị chân bẹt bẩm sinh, vòm chân cao, thường xuyên đi bộ hoặc chạy nhảy nhiều, người béo phì hay phụ nữ có thai thường dồn nhiều áp lực lên cân gan chân, dẫn đến viêm cân gan chân.
- – Ngoài ra, phụ nữ mang giày cao gót nhiều, ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc người có tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường cũng thể gặp phải tình trạng đau gót chân.
Triệu chứng đau, thốn ở gót chân thường thấy
- Đau do bị viêm nơi bám xương gân gót: Người bệnh thường thấy đau nhức xung quanh gót chân, bắp chân đau cứng lan đến tận gối. Mỗi khi gập bàn chân khiến gân gót bị căng thì cơn đau tăng lên.
- Trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân: Lúc đầu, nhiều người sẽ cảm thấy đau thốn như kim châm ở gót chân, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ngồi lâu rồi chạm chân xuống đất đi lại hoặc sau khi tập thể dục rồi giảm đau từ từ khi nghỉ ngơi. Sau đó, cơn đau thốn đến thường xuyên mỗi khi vận động chân như đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao. Nhiều người bị đau dai dẳng cả ngày và thấy thốn khi ấn tay vào gót hoặc lúc đứng dậy.
- Nếu bị suy tĩnh mạch chi dưới: Đau vùng gót chân và bị sưng quanh mắt cá chân. Cơn đau có thể lan đến bắp chân, đầu gối. Da mu bàn chân hiện rõ tĩnh mạch ngoằn ngèo do hệ tĩnh mạch bị viêm tắc.
Điều trị đau, thốn gót chân thế nào?
Vật lý trị liệu hoặc thực hiện các bài tập kéo dãn
- Các bài tập kéo dãn cân gan chân, gân gót và cơ bụng chân có thể giúp người bệnh giảm căng ở vùng cân gan chân, kết hợp với thuốc chống viêm sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm gân gót, viêm cân gan chân hiệu quả.
Châm cứu ấn huyệt chữa đau gót chân
- Người bệnh được ngâm chân trong nước ngóng ấm có pha thuốc chỉ thống tán.
- Người thực hiện ấn huyệt sẽ xác định A thị huyệt rồi day ấn từ nhẹ đến mạnh bằng ngón tay cái trong 5 phút, sau đó bấm tiếp trong 1 phút.
- Tiếp đến, người thực hiện sẽ day ấn lên huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân 1 phút.
- Cuối cùng, châm cứu ở các huyệt côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải, phong trì để giảm đau nhức chân và thư giãn cơ bắp.
Điều trị đau gót chân bằng thuốc
Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định là thuốc kháng viêm không steroid như celecoxib, ibuprofen, meloxicam, naproxen,…để điều trị trong 2 tuần.
Những thuốc này có thể có thể gây viêm loét dạ dày nên một số thuốc bảo vệ dạ dày cũng được chỉ định kèm theo khi sử dụng.
Tự điều trị tại nhà
- Người bệnh nên sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, ngừng chơi thể thao, thay bằng giày đế mềm để giảm thiểu cơn đau.
- Chườm đá 20 phút từ 3-4 lần mỗi ngày để giảm các cơn đau gót chân.
- Tập các bài lăn chân trên cây tròn, lon đứng để massage cho gan bàn chân hoặc tập cổ chân, bàn chân bằng cách đạp giẻ lau.
- Nếu thường xuyên bị đau gót chân khi ngủ dậy thì trước khi khi đi ngủ hãy mang giày giày gập cổ chân 90 độ sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng này rất hiệu quả.
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/dau-got-chan-la-trieu-chung-cua-benh-gi/
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.