Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng bình thường trong quá trình thai làm tổ nhưng cần lưu ý phân biệt với triệu chứng tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung…
- Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có sao không?
- Bị gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 có sao không?
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai
Đau tức bụng dưới khi mang thai là một trong những vấn đề mà rất nhiều mà bà bầu gặp phải. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Theo các chuyên gia, đau tức bụng dưới khi mang thai có thể được gây ra bởi những nguyên nhân thông thường không đáng lo ngại như sau:
Đau tức bụng dưới khi mang thai do táo bón: Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của các mẹ thường thiên về việc bổ sung các chất dinh dưỡng, mà bỏ quên việc bổ sung các loại chất xơ trong thực đơn. Trong khi đó cơ thể các mẹ có thai thường tiết ra một lượng lớn hormone để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi. Loại hormone này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn, với mục đích giúp cơ thể của các mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ. Đồng thời sự gia tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới việc trực tràng của bạn bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả. Từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng đau tức tại bụng dưới.
Đau tức bụng dưới trong thời kỳ đầu mang thai: Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau tức bụng dưới, đau râm ran. Quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung và làm tổ.
Đau tức bụng dưới khi mang thai do dãn dây chằng: Sự gia tăng của kích thước tử cung khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ liên tục căng dãn và dầy lên. Quá trình này sẽ khiến cho bụng của bạn luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng giữa và cuối của thai kỳ.
Ngoài ra đau tức bụng dưới khi mang thai còn do đầy bụng, khó tiêu hóa… Loại bỏ những nguyên nhân gây đau tức bụng dưới thông thường mà chúng tôi vừa kể ở trên, thì đau tức bụng dưới khi mang thai đều là những dấu hiệu cảnh báo rất nhiều vấn đề nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mang thai đau bụng dưới có sao không?
Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
Mang thai đau bụng dưới nguy hiểm trong trường hợp
Mang thai ngoài tử cung: Trứng được thụ tinh nhưng không thể làm tổ ở bên trong của tử cung, khiến cho nữ giới thường phải hứng chịu các cơn đau tức bụng dưới trong những tuần đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia có thai ngoài tử cung nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của các chị em.
Biểu hiện của nữ giới có thai ngoài tử cung bao gồm: Đau tức bụng dưới, chảy máu âm đạo, nhức mỏi vai gáy, đau đớn khi đi đại tiện. Đặc biệt, tình trạng chảy máu âm đạo sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng cùng với những cơn đau bụng dữ dội hơn.
Sinh non: Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng sinh non là sự co thắt của tử cung và giãn rộng của cổ tử cung. Điều này đã gây ra những cơn đau tức bụng dưới của nữ giới. Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau tức bụng dưới kèm theo hiện tượng chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có khả năng sinh non. Bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Sảy thai: Hiện tượng sảy thai thường diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ được cảnh báo bằng việc đau tức bụng dưới, mà còn chảy máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ liền hoặc thậm chí tới vài ngày.
Tiền sản giật: Tiền sản giật là một trong những hiện tượng biến chứng của tình trạng nhiễm độc thai nghén. Hiện tượng xảy ra chủ yếu ở các mẹ có thai trong thời kỳ đầu và phổ biến hơn ở những mẹ có tiền sử mắc các bệnh về thận, bệnh base dow và tiểu đường.
Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu như: Đau đầu khó chịu, buồn nôn trầm trọng, mờ mắt, đau bụng và choáng ngất…
Bong nhau thai non: Biểu hiện thường thấy của bong nhau thai non gồm có: Bụng dưới thường xuyên bị co thắt và đau tức, chuột rút, xuất huyết và dịch âm đạo bất thường. Ngoài ra, nếu tinh ý các mẹ sẽ thấy hoạt động của thai kỳ trong cơ thể sẽ yếu ớt hơn.
Hiện tượng bong nhau thai non thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Nhiễm trùng đường nước tiểu Nhiễm trùng đường nước tiểu xảy ra ở các mẹ khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt nhiễm trùng nước tiểu kéo dài có thể gây suy thận.
Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.