Trẻ em bị đau bụng đi ngoài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khi để kéo dài thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong, do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Do đó mà mẹ cần biết được rõ với trẻ đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ bị đau bụng đi ngoài
Trẻ bị đau bụng đi ngoài là bệnh thường gặp vào mùa hè nắng nóng dịch bệnh nhanh chóng lây lan. Bệnh khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có khi ra như chảy, đôi khi phân có máu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho trẻ như suy dinh dưỡng thậm chí tử vong.
Bệnh nhân có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt. Hậu quả của việc trẻ bị đau bụng đi ngoài là mất nước và điện giải có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho trẻ bị đau bụng, tiêu chảy có vai trò quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ bị đau bụng đi ngoài
- Bù nước và điện giải: nước oresol (ORS), nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm, nước rau quả. Cha mẹ lưu ý, bù nước và điện giải là việc đầu tiên cần thiết phải làm khi chữa tiêu chảy ở trẻ em.
- Nâng dần khối lượng thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ nước và điện giải, năng lượng, protein (đạm), vitamin. Từ ăn lỏng chuyển sang ăn đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau, nước quả, sữa chua.
- Không dùng các thức ăn dễ gây lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, thịt mỡ và chất béo, rau có nhiều chất xơ.
Trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoải là vấn đề rất quan trọng để đề phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng
- Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ trong giai đoạn này là: gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt; thịt gà, thịt lợn nạc, dầu thực vật; sữa đậu nành, sữa ít lactose hoặc không có latose; chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo tây…
- Các loại thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường; các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ; các loại thức ăn có nhiều đường (bánh kẹo…); các thức ăn chế biến sẵn (giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê).
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Trẻ bị đau bụng đi ngoài sẽ làm không ít ông bố bà mẹ lo lắng, do đó mà hãy luôn chú ý tới những biểu hiện cũng như sự thay đổi trên cơ thể trẻ nhé. Đừng quên hãy ghi nhớ đau bụng đi ngoài nên ăn gì để từ đó lên được thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Chúc con yêu của bạn luôn phát triển khỏe mạnh nhé.