Chụp X quang là để quan sát bộ phận bên trong cơ thể khi bị đau, viêm, ung thư. Chụp X Quang có thể khiến cho bệnh nhân nhiễm phóng xạ với mức độ rất thấp, không có hại nếu chụp theo chỉ định & hướng dẫn của bác sĩ.
X quang là gì?
Tia X hay X quang hay tia Röntgen là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Nó có bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nanôméttương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma.
Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể trong vũ trụ, do đó nhiều máy chụp ảnh trong thiên văn học cũng hoạt động trong phổ tia X.
Khi nào cần chụp x quang?
Bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang nếu họ cần quan sát bên trong cơ thể. Ví dụ như khi họ muốn:
- Quan sát khu vực bạn bị đau
- Giám sát tiến triển của bệnh, ví dụ như bệnh loãng xương
- Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
- Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như
- Viêm khớp
- Tắc mạch
- Ung thư xương
- Các khối u vú
- Bệnh phổi
- Các vấn đề về tim hóa
- Phì đại tim
- Gãy xương
- Nhiễm trùng
- Loãng xương
- Các vấn đề về nuốt
- Sâu răng
Chụp X- quang có ảnh hưởng gì không?
Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường,…
Chụp x-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. Một máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại, từ đó giúp các bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương,… Phim X-quang còn giúp cho bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.
Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sĩ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh.
Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại. Việc để mất an toàn bức xạ sẽ gây tác dụng xấu đối với sức khoẻ con người nhưng đến mức độ nào, có quan sát được hay không và bị bệnh gì, xác suất bị ung thư như thế nào thì không ai dám khẳng định, nhất là đối với chụp chiếu X-quang vì đây là mức liều bức xạ thấp.
Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-quang và phòng chụp không đạt chuẩn, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng; còn chụp X-quang đúng mức, với thời gian ngắn và có tấm chì bảo vệ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, vì lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể rất ít. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sỹ.
Những lưu ý khi đi chụp X-quang
- Bệnh nhân cần mặc đồ nhẹ hoặc sẽ dùng áo choàng của Bệnh viện
- Các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp cần tháo bỏ: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt…
- Các thăm khám đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, chụp ống sonde, đường dò,… sẽ được Kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết.
- Nếu bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc Cản quang, Quý khách sẽ được Bác sỹ giải thích rõ và Quý khách cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc Cản quang.
- Bệnh nhân chụp Mạch vành cần phải đặt lịch hẹn trước với Bác sỹ Tim mạch và Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh, và cần đảm bảo:
- Không dùng thuốc kích thích tối hôm trước và khi chụp như: trà, cà phê, rượu, thuốc lá,…
- Quý khách có nhịp tim nhanh hoặc không ổn định vui lòng thông báo với Bác sỹ trước khi chụp.