Mỗi khi gặp “đèn đỏ”, nhiều chị em bị đau bụng hành kinh. Để chấm dứt cơn đau, nhiều người đã sử dụng lá ngải cứu. Chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu là một trong những cách giúp giải quyết khó chịu ấy. Vậy cách này có hiệu quả không?
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh là vấn đề sinh lý bình thường hay gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, với nhiều người đây lại là nỗi “ám ảnh” đáng sợ khi các cơn đau bụng kinh kinh kéo dài có kèm theo các triệu chứng như sốt, lạnh, đau đầu,… Vậy nguyên nhân nào gây đau bụng kinh? Nguyên nhân gây đau bụng kinh thường có 2 loại:
• Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp tuổi dậy thì và kéo dài đến độ tuổi 18 là sẽ hết. Nguyên nhân là do sự co thắt quá mức của cơ tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc do một số bạn gái có tử cung quá hẹp.
• Đau bụng kinh thứ phát: Do một số bạn gái mắc các bệnh về phụ khoa, u xơ tử cung, u nang, dùng các biện pháp tránh thai không an toàn.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác:
• Bất ổn tâm lý (stress, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều,…)
• Chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi không hợp lý: Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ; uống nước đá lạnh, làm việc quá sức, thức khuya,… sẽ khiến chị em rơi vào trạng thái mất cân bằng tâm sinh lý, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Có một số trường hợp đau bụng kinh phải dùng đến thuốc để giảm đau. Ngoài ra, một số người còn chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu.
Chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược dân dã, quen thuộc trong dân gian với nhiều tác dụng. Không chỉ dùng để chế biến các món ăn ngon mà ngải cứu còn được sử dụng như 1 vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có chữa được chứng đau bụng kinh.
1. Uống ngải cứu trước ngày có kinh
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, bạn hãy lấy khoảng 10g lá ngải cứu sắc với nước hoặc đun với nước sôi uống như trà mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra, bạn có thể uống ngải cứu dạng bột 5g hoặc dạng cao đặc 4g.
2. Nấu cháo ngải cứu
Trước hết bạn cần dùng khoảng 50g lá ngải cứu tươi (hoặc khô 30g) đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ cho vào nồi nấu lấy cốt nước. Sau khi đã có cốt nước lá ngải cứu, bạn hãy cho 100g gạo tẻ bỏ vào nấu với nước này. Khoảng 30 phút khi cháo đã chín cho thêm tí muối vào rồi ăn. Trong những ngày hành kinh, bạn hãy ăn món này 1 – 2 lần để giảm các triệu chứng đau và ra máu nhiều.
3. Trứng gà rán ngải cứu
Chắc hẳn trứng gà rán là món được nhiều bạn trẻ yêu thích và dễ làm. Hãy chọn một nắm lá ngải cứu khô rồi rửa sạch thái nhỏ, để ráo. Tiếp đó, đập trứng đánh tan rồi cho rau ngải cứu vào, nêm gia vị rồi áp chảo rán chín đều 2 mặt. Trứng gà rán ngải cứu vừa bổ dưỡng và giúp bạn chữa cơn đau hành kinh trong những ngày đèn đỏ.
4. Canh ngải cứu
Tương tự như các món chế biến trứng gà ngải cứu, món canh ngải cứu cũng thực hiện đơn giản: Hãy rửa sạch một nắm ngải cứu rồi cắt nhỏ để ráo. Về phần thịt nạc, xay nhỏ rồi ướp gia vị. Tiếp đó, đập ít gừng cho vào nồi nước rồi cho thịt nạc và ngải cứu vào quấy đều. Nấu cho chín mềm rồi tắt bếp. Món này bạn nên ăn trước khi hành canh 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả.
Lưu ý khi chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu
Tuy là cách chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả và an toàn nhưng bạn cũng cần lưu ý các điều sau đây:
+ Không nên lạm dụng lá ngải cứu quá nhiều vì sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc.
+ Trong thời gian áp dụng chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,… chúng sẽ gây rối loạn nội tiết tố.
+ Với những chị em đang có ý định mang thai thì không nên áp dụng chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu nhé.
Trên đây là một số cách chữa đau bụng kinh bằng lá ngải cứu để giúp các chị em vượt qua những ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng. Hãy nhớ trong những ngày có kinh, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm và giảm được các cơ đau thắt nhé.